Lừa bán đất “ảo” bằng sổ đỏ giả, chiếm đoạt 300 triệu đồng
V.M. (33 tuổi) "vẽ" ra lô đất “ảo" không có thật, làm giả sổ đỏ, sau đó chi 7 triệu đồng thuê người đóng giả chủ đất để lừa bán, chiếm đoạt của người mua 300 triệu đồng.
M. làm nghề môi giới bất động sản, trước đây đã môi giới bán cho anh Q. một lô đất giá 2,8 tỷ đồng. Mua lô đất này xong, anh Q. sau đó nhờ M. tìm một lô đất khác để tiếp tục đầu tư.
M. nảy sinh ý định lừa tiền của anh Q. nên đã “vẽ" ra một lô đất “ảo”, đặt làm giả sổ đỏ, báo giá bán 2,3 tỷ đồng.
Sau đó, anh Q. đến một công ty chuyên môi giới bất động sản do M giới thiệu để ký hợp đồng đặt cọc. Tại đây, M. thuê một người đóng giả chủ đất để ký đặt cọc. Để tạo lòng tin, người này còn giao sổ đỏ giả cho anh Q. giữ đến khi công chứng.
Vì từng giao dịch thành công, sau khi ký hợp đồng mua bán, anh Q. tin tưởng đặt cọc ngay 300 triệu đồng.
Đến ngày công chứng hợp đồng mua bán, M. cùng “chủ đất giả" cắt đứt mọi liên lạc và “biến mất”. Biết mình bị lừa, anh Q. lập tức báo công an để lấy lại số tiền cọc nhưng đến nay vẫn chưa thể tìm lại được.
1. Hậu quả mua phải đất “ảo" khi không kiểm tra pháp lý BĐS
Trường hợp này, lỗi phần lớn nằm ở người mua khi không chịu tìm hiểu kỹ thông tin pháp lý bất động sản. Trên thực tế, có rất nhiều bất động sản khiến bạn mất tiền tỷ khi giao dịch như nhà đất vướng pháp lý, các công ty BĐS lừa đảo tự ý phân lô bán nền trái quy định, rao bán một mảnh đất cho nhiều người hoặc thậm chí bán đất “ảo” không có thật, làm giả sổ đỏ như trường hợp trên mà bên mua không hề hay biết.
Đây cũng là thực trạng nhức nhối mà người mua cần hết sức thận trọng trước khi xuống tiền. Vì chỉ cần chủ quan, không kiểm tra các thông tin pháp lý, người mua hoàn toàn có thể mất trắng hàng tỷ đồng.
2. Kiểm tra thông tin chủ sở hữu, tránh đất “ảo” và sổ đỏ giả
Kiểm tra thông tin chủ sở hữu để biết người mình đang giao dịch là ai, chủ sở hữu tài sản chỉ có một người hay còn những người khác nữa... Nếu không kiểm tra mà đã vội đặt cọc, bạn có thể đối mặt với nguy cơ mất trắng khoản tiền cọc, cụ thể:
- Đặt cọc nhưng người nhận cọc không phải là chủ nhà, chủ đất. Không ít trường hợp kẻ xấu lừa đảo, tự nhận mình là chủ nhà, chủ đất hoặc là người quen, người thân của chủ sở hữu để đứng ra nhận cọc. Sau khi nhận tiền, đối tượng liền “mất tích” và cắt đứt mọi liên lạc.
- Thậm chí, có nhiều trường hợp người mua không đặt cọc với chính chủ nhà mà lại thông qua công ty môi giới bất động sản hoặc “cò đất”. Vì tin rằng công ty thì sẽ uy tín, hoặc chủ quan rằng “cò đất” chỗ quen biết thì sẽ không có rủi ro. Lợi dụng lòng tin, phía “cò đất” lừa đảo đứng ra nhận tiền cọc dùm. Sau khi nhận cọc, phía “cò đất” môi giới biến mất không rõ lý do, còn chủ nhà thì phủ nhận mối quan hệ giữa họ với bên môi giới.
Trong trường hợp này, bên mua gần như mất trắng số tiền đặt cọc vì chủ nhà không có trách nhiệm với khoản tiền đặt cọc của người mua.
- Tài sản có nhiều chủ sở hữu nhưng không thể hiện thông tin trên sổ. Ví dụ nhà đất là tài sản chung của vợ chồng nhưng trên sổ chỉ đứng tên mỗi người chồng. Nếu không kiểm tra thông tin chủ sở hữu mà chỉ nhìn vào sổ, người mua dễ lầm tưởng rằng nhà này chỉ có 1 chủ và xuống tiền đặt cọc. Đến khi thực hiện thủ tục ký công chứng hợp đồng mua bán thì người vợ mới phát hiện và không đồng ý bán căn nhà đó.
Lúc này, giao dịch không thể thực hiện được và người mua lại phải mất công đòi lại tiền.
Xem thêm MẤT TRẮNG TIỀN TỶ VÌ LỪA ĐẢO ĐẶT CỌC
Do đó, trước khi đặt cọc, bạn cần đối chiếu thông tin của người bán (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân) và thông tin trên sổ đỏ để đảm bảo người đang giao dịch với bạn đích thị là chủ sở hữu bất động sản đó.
Trường hợp nhờ người thân, người quen thực hiện dùm việc đặt cọc thì phải có giấy uỷ quyền. Nội dung uỷ quyền có bao gồm việc nhận tiền cọc không? Bạn bắt buộc phải làm rõ vấn đề này trước khi giao tiền.
Nếu người bán đã có vợ/chồng, cần xem xét thông tin cả 2 người như đã phân tích.
Xem thêm 10 RỦI RO MẤT SẠCH VỐN KHI ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN
3. Mẹo phân biệt sổ đỏ thật - sổ đỏ giả
Khi phân biệt sổ thật/giả, yếu tố đầu tiên cần kiểm tra là chữ ký, con dấu của người có thẩm quyền xem có thật sự đồng nhất và sắc nét.
Ngoài ra, người mua có thể tự kiểm tra bằng những cách thủ công sau:
- Sử dụng đèn pin hoặc nguồn chiếu sáng khác chiếu xiên góc 10 – 20 độ với mặt giấy. Nếu mã số hiệu được đóng hoặc in vào chính giữa dấu nổi, thì đó là sổ thật vì được in bằng phương pháp in typo. Còn nếu mã số hiệu bị đóng lệch đi so với hình dấu nổi, thì đó là sổ giả vì phương pháp in màu kỹ thuật. Thêm một chi tiết nữa là ở sổ giả, hình dấu được tạo ra bởi các chi tiết lõm và không rõ nội dung.
- Dùng kính lúp để nhận biết màu sắc và hoa văn in trên sổ đỏ, sổ hồng. Màu trên giấy tờ thật sẽ sắc nét hơn, màu mực đồng màu trên cùng một chi tiết in, các họa tiết và hoa văn màu hồng được tạo ra bởi tổ hợp các chấm mực màu hồng. Còn giấy tờ giả mạo, màu in không được sắc sét; quan sát kỹ sẽ thấy trên cùng một chi tiết in, có nhiều hạt mực màu sắc khác nhau; các họa tiết, hoa văn màu hồng lại không được tạo ra bởi tổ hợp các chấm mực màu hồng.
- Dấu vết tẩy xóa như: Số sổ; số vào sổ quyết định; loại đất, thời hạn, diện tích (bằng số, bằng chữ). Đối với trang bổ sung cũng kiểm tra tương tự, đặc biệt là độ trùng khớp của dấu giáp lai.
Ngoài cách trên, bạn còn có thể kiểm tra bằng các bước sau:
Bước 1: Xác định mã vạch nằm ở cuối trang thứ 4 của sổ.
Bước 2: Kiểm tra mã vạch bằng cách sử dụng ứng dụng quét mã vạch trên điện thoại di động hoặc truy cập trang web của Bộ Tài chính để tra cứu thông tin.
Bước 3: So sánh thông tin được trả về từ ứng dụng quét mã vạch hoặc trang web với thông tin trên sổ để xác định tính xác thực của sổ.
Xem thêm THOÁT NẠN NHỜ 3 CÁCH “SOI” SỔ HỒNG THẬT HAY GIẢ
Tuy nhiên, các cách kiểm tra thủ công như trên chỉ là tương đối, có thể không chính xác nếu bạn chưa đủ kinh nghiệm và kiến thức pháp lý. Tốt nhất, bạn nên đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền như Văn phòng đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường… nhờ kiểm tra để có kết quả chính xác.
Hoặc đơn giản nhất là bạn gửi hình ảnh sổ đến GNha. Bằng chuyên môn nghiệp vụ, GNha sẽ giúp bạn kiểm tra sổ thật/giả nhanh chóng, chính xác.
Ngoài ra, GNha còn có dịch vụ kiểm tra toàn bộ nhà đất bạn dự định mua có an toàn, minh bạch về pháp lý hay không. Chỉ trong 2 tiếng, giúp bạn giải quyết các vấn đề pháp lý bất động sản một cách triệt để với sự cam kết an toàn tuyệt đối.
4. Tra cứu toàn bộ thông tin BĐS tại GNha
Để tránh nguy cơ bị lừa mua phải đất “ảo”, làm giả sổ đỏ như trường hợp trên, bạn nên kiểm tra tính minh bạch về pháp lý của tài sản trước khi mua bất cứ nhà đất nào. Dù là nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm hay người lần đầu mua nhà, bạn đều có thể đưa ra quyết định hợp lý, an tâm khi xuống tiền.
GNha khuyên bạn không nên mua bán BĐS thông qua hình thức lập vi bằng, hoặc lập giấy tờ tay, vì rủi ro dành cho bạn là rất lớn.
Hãy nhớ rằng, việc tìm kiếm sự tư vấn của chuyên gia là rất quan trọng trong quá trình mua bán bất động sản.
Về GNha
Với mong muốn tạo nên sự khác biệt và hỗ trợ tối ưu khách hàng cách kiểm tra các thông tin pháp lý, giảm thiểu rủi ro mất tiền tỷ trong quá trình mua bán. GNha mang đến bộ công cụ 5 giải pháp kiểm tra thông tin trực tuyến, chỉ cần ngồi tại nhà cũng có thể tìm hiểu rõ ràng các thông tin về nhà đất. Tại website GNha.vn hoặc ứng dụng điện thoại GNha, bạn có thể kiểm tra MIỄN PHÍ 5 thông tin pháp lý nhà đất buộc PHẢI BIẾT:
- Thông tin quy hoạch: đất thuộc loại quy hoạch gì? Có được xây nhà ở, kinh doanh không? Diện tích đất bị quy hoạch là bao nhiêu? Diện tích đất còn lại không bị quy hoạch là bao nhiêu? Lộ giới quy hoạch bao nhiêu?
- Thông tin xây dựng: nhà được xây bao nhiêu tầng? Được xây bao nhiêu % diện tích đất? Có được xây mới hay sửa chữa cải tạo không? Có nhân viên chuyên môn xuống kiểm tra hiện trạng thực tế.
- Giá trị của BĐS: giá trị thực tế của tài sản trên thị trường, là cơ sở để tham khảo, thương lượng giữa các bên,…
- Giá khai thuế mua bán: là cơ sở tham khảo để khai thuế khi giao dịch, tránh bị huỷ hợp đồng mua bán, không cập nhật mua bán được, hoặc thậm chí bị gán vào tội trốn thuế
- Thông tin ngăn chặn: chủ sở hữu là ai? Của cá nhân hay của các đồng sở hữu? Tài sản có được phép giao dịch không, có an toàn không?
Lưu ý: Các thông tin trên web và ứng dụng chỉ có giá trị tham khảo, vì việc tổng hợp các thông tin từ hàng ngàn dữ liệu có thể có sự sai lệch. Do đó khi muốn kiểm tra chuyên sâu, có tính chính xác cao nhất, bạn nên liên hệ trực tiếp với GNha. Điều này giúp bạn tránh được những rủi ro và lừa đảo trong quá trình mua bán nhà đất.
Thông tin liên hệ
Trụ sở: 1014 Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh GNha: 931 Hoàng Sa, Phường 11, Quận 3, TP.HCM
Hotline: 1900.58.88.57
Tiktok: https://www.tiktok.com/@gnhavn
Facebook: https://www.facebook.com/giaiphaptaichinhnet
Zalo: 0901627939