THOÁT NẠN NHỜ 3 CÁCH “SOI” SỔ HỒNG THẬT HAY GIẢ
“Kiếp nạn” lừa đảo bằng sổ hồng giả khiến người dân mất trắng hàng tỷ đồng sẽ không còn là vấn đề khi bạn biết cách phân biệt đâu là sổ hồng thật, đâu là sổ hồng giả.
1. Tự mình kiểm tra
Bạn có thể kiểm tra vấn đề sổ hồng thật hay giả dựa trên mã vạch được in tại cuối trang 4 của Giấy chứng nhận, nội dung mã vạch thể hiện dãy số nguyên dương, có cấu trúc dưới dạng:
MV = MX.MN.ST
Ví dụ một dãy số được in dưới mã vạch như sau:
Trong đó:
- MV là Mã vạch, được dùng để quản lý, tra cứu thông tin về Giấy chứng nhận và hồ sơ cấp Giấy chứng nhận.
- 2 chữ số đầu tiên (nếu có) là mã đơn vị hành chính cấp tỉnh nơi có thửa đất. Lưu ý rằng có sổ sẽ không có 2 chữ số này vì hiện nay, mã vạch trên sổ hồng có thể có 15 hoặc 13 chữ số. Trong trường hợp sổ hồng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì dãy số có 15 chữ số, các trường hợp còn lại thì dãy số sẽ có 13 số.
- MX là mã đơn vị hành chính cấp xã nơi có thửa đất. Trường hợp cấp sổ hồng cho khu đất nằm trên nhiều đơn vị hành chính cấp xã thì ghi theo mã của xã có phần diện tích lớn nhất; trường hợp cấp huyện không có đơn vị hành chính cấp xã thì MX (mã đơn vị hành chính cấp xã) được thay thế bằng mã của đơn vị hành chính cấp huyện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- MN là mã của năm cấp Giấy chứng nhận, gồm hai chữ số sau cùng của năm ký cấp Giấy chứng nhận, trường hợp MN là 18 (tức năm cấp sổ hồng là năm 2018).
- ST là số thứ tự lưu trữ của hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai tương ứng với Giấy chứng nhận được cấp lần đầu.
Sau đó, đối chiếu mã vạch sổ hồng với thông tin thửa đất có ở trang 2 để phân biệt sổ thật sổ giả, ví dụ ta có mã vạch 27067 / 15 / 013186 và trang 2 sổ hồng như sau:
- Kiểm tra dãy số mã vạch sổ hồng từ phải qua trái
- Bỏ qua 6 chữ số đầu tiên vì đây là số thứ tự lưu trữ, không thể đối chiếu được
- 2 chữ số tiếp theo là mã năm, nếu mã năm này không trùng với năm cấp sổ được in cuối trang 02 thì có thể là sổ giả. Trường hợp này mã năm trùng nhau là 15.
- 5 chữ số tiếp theo là Mã xã/phường. Nếu mã này không in đúng với mã xã/phường in ở trang 2 thì có thể là sổ giả. Nhà này ở phường 15, Quận Phú Nhuận, có mã phường là 27067 (trùng với mã vạch)
- 2 chữ số tiếp theo là mã tỉnh/thành phố TW. Nếu mã này không in đúng với mã tỉnh/thành phố TW in ở trang 2 thì có thể là sổ giả. Đây là trường hợp sổ mà mã vạch chỉ có 13 số (như đã nêu ở trên) nên sẽ không có mã tỉnh/thành phố TW. → Từ việc đối chiếu mã vạch với trang 2, đây là sổ thật.
Ngoài cách trên, bạn còn có thể kiểm tra bằng các bước sau:
Bước 1: Xác định mã vạch nằm ở cuối trang thứ 4 của sổ hồng.
Bước 2: Kiểm tra mã vạch bằng cách sử dụng ứng dụng quét mã vạch trên điện thoại di động hoặc truy cập trang web của Bộ Tài chính để tra cứu thông tin.
Bước 3: So sánh thông tin được trả về từ ứng dụng quét mã vạch hoặc trang web với thông tin trên sổ hồng để xác định tính xác thực của sổ hồng.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng, 2 hình thức kiểm tra trên đây có thể không chính xác do bạn không đủ am hiểu về pháp lý và kinh nghiệm để phân biệt sổ hồng thật hay giả.
2. Kiểm tra tại Cơ quan cấp giấy chứng nhận - đã được ghi trong sổ
- Đối với địa phương đã có Văn phòng đăng ký đất đai thì Sở Tài nguyên và Môi trường cấp sổ hồng.
- Đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai:
+ Sở Tài nguyên và Môi trường cấp sổ hồng cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
+ UBND cấp huyện cấp sổ hồng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Bạn nên tìm hiểu để đến đúng cơ quan cấp sổ. Tuy nhiên, để kiểm tra sổ thật hay giả, bạn phải mượn được giấy tờ từ chủ nhà. Nếu chủ nhà không thiện chí hợp tác thì bạn cũng không thể kiểm tra được. Ngoài ra, việc kiểm tra tại Cơ quan Nhà nước sẽ mất nhiều thời gian do chờ đợi đến lượt cũng như thực hiện các thủ tục đi kèm.
3. Kiểm tra tại GNha
Giải pháp đơn giản, nhanh chóng và thuận tiện nhất đó là bạn gửi hình ảnh sổ đến GNha. Bằng chuyên môn nghiệp vụ, GNha sẽ kiểm tra nhanh chóng để xác định sổ thật hay giả. Ngoài ra, GNha còn giúp bạn kiểm tra xem nhà đất bạn dự định mua có an toàn, minh bạch về pháp lý hay không, tránh tình trạng mất tiền tỷ vì mua phải nhà vướng pháp lý. Thông thường việc kiểm tra này chỉ mất khoảng 2 tiếng là có kết quả.
Hoặc bạn có thể tự mình kiểm tra Miễn Phí tại website Gnha.vn hoặc ứng dụng điện thoại Gnha để biết có nên xuống tiền mua hay không, tự bảo vệ mình:
- Thông tin quy hoạch: đất thuộc loại quy hoạch gì, có được xây nhà ở, kinh doanh không, diện tích đất bị quy hoạch là bao nhiêu, diện tích đất còn lại không bị quy hoạch là bao nhiêu, lộ giới quy hoạch bao nhiêu,…
- Thông tin xây dựng: nhà được xây bao nhiêu tầng, được xây bao nhiêu % diện tích đất, có được xây mới hay sửa chữa cải tạo không, có nhân viên chuyên môn xuống kiểm tra hiện trạng thực tế…
- Giá trị của BĐS: giá trị thực tế của tài sản trên thị trường, là cơ sở để tham khảo, thương lượng giữa các bên,…
- Giá khai thuế mua bán: là cơ sở tham khảo để khai thuế khi giao dịch, tránh bị huỷ hợp đồng mua bán, không cập nhật mua bán được, hoặc thậm chí bị gán vào tội trốn thuế
- Thông tin ngăn chặn: chủ sở hữu là ai, của cá nhân hay của các đồng sở hữu, tài sản có được phép giao dịch không, có an toàn không
Lưu ý: Các thông tin trên web và ứng dụng chỉ có giá trị tham khảo, vì việc tổng hợp các thông tin từ hàng ngàn dữ liệu có thể có sự sai lệch. Do đó, khi có nhu cầu kiểm tra chính xác các thông tin trên, hãy liên hệ GNha để được hỗ trợ cụ thể.