MẤT TRẮNG TIỀN TỶ VÌ LỪA ĐẢO ĐẶT CỌC

9 months ago
Thiết kế chưa có tên.png

Việc đặt cọc trước khi ký hợp đồng chuyển nhượng mua bán nhà đất đã trở nên quá phổ biến và thông dụng. Vì giá trị nhà đất khá lớn nên số tiền đặt cọc mà bên mua phải bỏ ra cũng không nhỏ (thường sẽ từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng). Do đó, việc đặt cọc tưởng chừng đơn giản, phổ biến nhưng tiềm ẩn không ít rủi ro. Rất nhiều trường hợp người mua do không đủ kinh nghiệm và kiến thức pháp lý nên đã đặt cọc nhưng không biết mình rơi vào bẫy, mất trắng tiền tỷ trong phút chốc. Dưới đây là một số “chiêu trò” lừa đảo khiến người mua ôm hận, rơi vào cảnh “tiền mất tật mang”.

1.     Bên bán “mất tích”, không liên lạc được sau khi đặt cọc

Đó là trường hợp của chị V. sau khi đặt cọc 400 triệu cho căn nhà giá 3 tỷ ở quận Tân Phú. Đã 3 tháng trôi qua kể từ khi đặt cọc, bên bán “5 lần 7 lượt” viện đủ lý do để tránh mặt khiến quá trình giao dịch không thể tiếp tục và nhiều lần cố ý cắt đứt liên lạc. Nghi ngờ nên chị V. đã kiểm tra pháp lý căn nhà để tìm hiểu nguyên nhân thì phát hiện tài sản này đang vướng tranh chấp với bên thứ ba. Hiện bên bán chưa có quyền tự ý bán căn nhà này.

Đây là một trong những hiện tượng lừa đảo đặt cọc nhà đất phổ biến nhất. Thông thường, sau khi các bên tiến hành đặt cọc và nhận cọc, bên bán sẽ ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở cho bên mua trong khoảng thời gian mà hai bên đã thỏa thuận, thường là khoảng 1 tháng.

Tuy nhiên, khi tới thời hạn giao kết, không ít người mua hoảng hốt vì bị bên bán cắt đứt liên lạc, ôm tiền “mất tích” sau khi đặt cọc hoặc viện đủ lý do để tránh mặt không ký hợp đồng mua bán, không sang tên, không ra công chứng,…

Chính vì vậy, trước khi xuống tiền đặt cọc, người mua cần kiểm tra kĩ tính minh bạch về pháp lý của tài sản, tránh tình trạng mua phải nhà đang vướng tranh chấp, bị ngăn chặn mua bán như trường hợp trên

Xem thêm Ký hợp đồng đặt cọc nhà đất thế nào để đảm bảo an toàn, không mất tiền oan?

2.     “Cò đất” lừa tiền đặt cọc

Hiện nay, một số người mua nhà đất nhưng không giao dịch trực tiếp với chủ nhà mà lại thông qua công ty môi giới hoặc “cò đất” quen biết. Phương thức này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Cụ thể, có những trường hợp người mua tin rằng công ty thì sẽ uy tín, hoặc chủ quan rằng “cò đất” chỗ quen biết thì sẽ không có rủi ro. Lợi dụng lòng tin, phía “cò đất” lừa đảo đứng ra nhận tiền cọc dùm bên bán. Sau khi nhận cọc, phía “cò đất” môi giới biến mất không rõ lý do, còn chủ nhà thì phủ nhận mối quan hệ giữa họ với bên môi giới.

Nếu căn cứ trên hợp đồng đặt cọc đã ký kết, chủ nhà không có trách nhiệm với khoản tiền đặt cọc của người mua. Trong trường hợp này, bên mua gần như mất trắng số tiền đặt cọc, rất khó để lấy lại.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn, người mua nên đặt cọc với chính chủ nhà (không qua trung gian) và ghi nhận cụ thể về thời gian, số tiền, số đợt thanh toán,…

3.     Rắc rối vì vợ chồng chủ nhà mâu thuẫn

Rất nhiều trường hợp sổ đỏ là tài sản chung của hai vợ chồng sau khi kết hôn nhưng thông tin trên sổ đỏ lại chỉ ghi tên người vợ hoặc người chồng. Hoặc trường hợp có căn nhà là tài sản chung sau khi ly hôn nhưng chưa có biên bản phân chia tài sản giữa hai người.

Lúc này, nếu người mua không am hiểu về pháp lý, thấy thông tin trên sổ đỏ trùng khớp với người bán, liền nhanh chóng xuống tiền cọc thì có khả năng sẽ gặp rắc rối bởi, có thể chồng/vợ của người bán không đồng ý bán. Giao dịch sẽ không thể thực hiện được khi một trong hai người không đồng ý.

Trường hợp này các bên có thể tự thỏa thuận với nhau về việc trả lại tiền cọc. Nếu không đi đến thống nhất về phương án giải quyết, bên mua có thể khởi kiện bên bán ra toà. Song việc tiến hành các thủ tục pháp lý để khởi kiện cũng mất nhiều thời gian.

4.     Chỉ có một mảnh đất nhưng nhận cọc của nhiều người

“Chiêu trò” lừa đảo này đã quá quen thuộc với mọi người, khi thời gian gần đây xuất hiện không ít trường hợp lừa bán “dự án ma”, đất không đủ điều kiện giao dịch,…

Chiêu thức của các đối tượng là đăng tin rao bán nhà đất với giá khá thấp so với thị trường. Bên bán cũng cung cấp cho người hỏi mua hình ảnh sổ hồng và các giấy tờ khác để chứng minh sự minh bạch về pháp lý. Khách đồng ý mua, bên bán sẽ yêu cầu khách cọc tiền bằng giấy viết tay. Chỉ có một mảnh đất nhưng đối tượng ôm cọc của nhiều người. Sau khi gom được một khoản tiền lớn, đối tượng liền cao chạy xa bay khiến nhiều người đã đặt cọc “ngơ ngác”.

5.     Ham giá rẻ dù nhà đất vướng pháp lý

Đánh vào tâm lý ham giá rẻ và nhu cầu thực của người mua, không ít trường hợp ngay từ đầu người mua đã biết mảnh đất đó không đảm bảo về mặt pháp lý như chưa có giấy tờ, giấy tờ đứng tên người khác… nhưng vẫn dại dột nghe lời người bán dụ dỗ đặt cọc để rồi mất trắng.

6.     “Đầu tư lướt sóng”, cọc chồng cọc

Ở những khu vực sốt đất, không khó để bắt gặp hiện tượng “đầu tư lướt sóng” mua bán nhà đất qua hình thức đặt cọc, còn gọi là đặt cọc chồng cọc.

Cụ thể, người mua trước mới mua đất bằng hình thức đặt cọc, thấy giá tăng là chốt lời bán cho người mua sau bằng hình thức ký hợp đồng nhận cọc. Cứ như thế, những người mua sau đó thấy có lãi lại đẩy bán cho người kế tiếp. Phương thức mua bán nhà đất không chính quy, hay còn gọi là “đầu tư lướt sóng” này thường mang đến lợi nhuận nhanh chóng.

Rủi ro của việc mua bán nhà đất cọc chồng cọc nằm ở chỗ chỉ cần một bên “hủy kèo” hay lừa tiền đặt cọc, toàn bộ các hợp đồng cọc sau sẽ bị phá vỡ như hiệu ứng domino.

Bên cạnh đó, người đầu tư theo hình thức này thích cọc giấy tay để huỷ cho dễ, đỡ phức tạp về pháp lý. Hợp đồng cọc đa phần do bên bán đặt ra nên khá sơ sài, các cam kết còn yếu và nửa vời, và đặc biệt nó chỉ là một thỏa thuận dân sự thể hiện thương lượng giữa người bán và người mua, tiềm ẩn nhiều rủi ro khiến người mua tiếp theo có thể mất trắng tiền tỷ như chơi.

Do đó, GNha khuyên bạn không nên mua nhà đất bằng hình thức này. Với mong muốn tạo nên sự khác biệt và hỗ trợ tối ưu khách hàng cách kiểm tra các thông tin quy hoạch, định giá nhà đất. GNha mang đến bộ công cụ 5 giải pháp kiểm tra thông tin trực tuyến, chỉ cần ngồi tại nhà cũng có thể biết rõ ràng các thông tin về nhà đất mà bạn đang tìm hiểu.

7.     Giải pháp đặt cọc an toàn

GNha mang đến phải an toàn, giảm thiểu rủi ro mất tiền tỷ khi giao dịch nhà đất. Cụ thể, trước khi xuống tiền đặt cọc, bạn nên xác thực các thông tin pháp lý về nhà đất để kiểm tra xem tài sản có an toàn để giao dịch không, tránh rơi vào các trường hợp như trên.

Xem thêm HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC (CÓ CÔNG CHỨNG) CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ?

Tại website Gnha.vn hoặc ứng dụng điện thoại Gnha, bạn có thể kiểm tra Miễn Phí 5 thông tin pháp lý nhà đất mà bạn buộc PHẢI BIẾT:

-       Thông tin quy hoạch: đất thuộc loại quy hoạch gì, có được xây nhà ở, kinh doanh không, diện tích đất bị quy hoạch là bao nhiêu, diện tích đất còn lại không bị quy hoạch là bao nhiêu, lộ giới quy hoạch bao nhiêu,…

-       Thông tin xây dựng: nhà được xây bao nhiêu tầng, được xây bao nhiêu % diện tích đất, có được xây mới hay sửa chữa cải tạo không, có nhân viên chuyên môn xuống kiểm tra hiện trạng thực tế…

-       Giá trị của BĐS: giá trị thực tế của tài sản trên thị trường, là cơ sở để tham khảo, thương lượng giữa các bên,…

-       Giá khai thuế mua bán: là cơ sở tham khảo để khai thuế khi giao dịch, tránh bị huỷ hợp đồng mua bán, không cập nhật mua bán được, hoặc thậm chí bị gán vào tội trốn thuế

-       Thông tin ngăn chặn: chủ sở hữu là ai, của cá nhân hay của các đồng sở hữu, tài sản có được phép giao dịch không, có an toàn không

Sau khi kiểm tra pháp lý, GNha sẽ tư vấn, nhận định các rủi ro bạn có thể gặp phải. Đồng thời hỗ trợ soạn hợp đồng cọc chặt chẽ, an toàn, cân bằng lợi ích giữa các bên, tránh mất cọc. Vì hợp đồng cọc là vấn đề thường xuyên phát sinh rủi ro và tranh chấp nên các bên cần thận trọng.

Lưu ý: Các thông tin trên web và ứng dụng chỉ có giá trị tham khảo, vì việc tổng hợp các thông tin từ hàng ngàn dữ liệu có thể có sự sai lệch. Do đó khi muốn kiểm tra chuyên sâu, có tính chính xác cao nhất, bạn nên liên hệ trực tiếp với GNha. Điều này giúp bạn tránh được những rủi ro và lừa đảo trong quá trình mua bán nhà đất.

Tags:
đặt cọc
DANH MỤC (9)
LIÊN QUAN Xem tất cả