Ký hợp đồng đặt cọc nhà đất thế nào để đảm bảo an toàn, không mất tiền oan?

a year ago
Anh-Nha-Dat.jpg

Hợp đồng đặt cọc luôn tồn tại nhiều rủi ro vì số tiền cọc thông thường khá lớn, thậm chí một số trường hợp người mua không cẩn thận dẫn đến mất trắng khoản tiền này. Vậy cần lưu ý những gì khi ký hợp đồng đặt cọc?

1.    Trước khi ký hợp đồng đặt cọc

Điều đầu tiên cần làm trước khi đặt cọc mua BĐS đó là phải kiểm tra xem nhà đất có an toàn không, có đủ điều kiện để giao dịch không. Người mua cần kiểm tra thông tin ngăn chặn để biết nhà có bị kê biên để thi hành án, có đang bị tranh chấp hay đang thế chấp ngân hàng không,…

Người mua cần xem được sổ hồng để biết ai đang là chủ sở hữu của BĐS, có đủ năng lực hành vi dân sự để giao dịch không, tài sản thuộc sở hữu cá nhân hay sở hữu chung. Tránh tình trạng các đồng sở hữu mâu thuẫn về việc bán tài sản, ảnh hưởng đến quá trình đặt cọc.

Ngoài ra, người mua cần kiểm tra thông tin quy hoạch của BĐS, tránh mua phải nhà đất thuộc diện GIẢI TOẢ TRẮNG. Để giảm thiểu rủi ro, người mua cũng nên tìm hiểu kĩ để biết chi tiết BĐS được xây bao nhiêu tầng, giá trị thực tế của nhà đất định giao dịch.

2.    Khi ký hợp đồng đặt cọc

Các bên ký hợp đồng đặt cọc phải là người mua và chủ sở hữu đứng tên trong sổ hồng hoặc giấy tờ tương đương. Nếu bên bán có vợ/chồng thì vợ và chồng phải cùng ký vào hợp đồng, tránh tình trạng chỉ 1 người ký sau này có thể phát sinh nhiều vấn đề rắc rối. Tương tự, trường hợp có nhiều đồng sở hữu, cần tất cả những đồng sở hữu trong sổ hồng cùng ký.

Nếu có giấy ủy quyền thì cần phải xác định giới hạn ủy quyền để không xảy ra trường hợp vượt quá giới hạn ủy quyền. Đồng thời việc ủy quyền phải được thể hiện bằng văn bản và có công chứng thì mới được xem là hợp pháp.

Người mua cần kiểm tra kĩ các nội dung quan trọng như:

- Người bán đã nhận của người mua bao nhiêu tiền.

- Trong khoảng thời gian bao lâu nếu người mua không đưa đủ số tiền còn lại sẽ bị mất tiền cọc.

- Trách nhiệm bồi thường của người bán nếu bán cho bên thứ 3 hoặc không tiến hành các giao dịch tiếp theo đúng thời hạn cho người mua.

Không bắt buộc phải công chứng hợp đồng đặt cọc, nhưng để tránh các vấn đề không lường trước được phát sinh thì các bên vẫn nên công chứng hợp đồng này.

3.    GNha có thể giúp gì cho bạn?

Mua bán BĐS thường tiềm ẩn nhiều rủi ro vì giá trị giao dịch rất lớn. GNha có thể bảo vệ quý khách hàng ngay từ đầu khi tiếp nhận hồ sơ, ngăn chặn mọi rủi ro có thể xảy ra như: nhà vướng quy hoạch, đang thế chấp ngân hàng, đang bị tranh chấp, tài sản chưa đủ điều kiện chuyển nhượng, nhà sai hiện trạng,…

GNha có thể giúp bạn kiểm tra:

- BĐS có đang bị tranh chấp không, thông tin chủ sở hữu, điều kiện để được mua bán BĐS đó
- BĐS có bị GIẢI TOẢ TRẮNG không
- BĐS có thể xây được bao nhiêu tầng
- Giá trị thực tế của BĐS đang giao dịch hoặc vay vốn
- Thuế mua bán, tối ưu hoá về nộp thuế khi giao dịch

Đồng thời, GNha hỗ trợ quý khách hàng soạn và ký hợp đồng cọc, đảm bảo hợp đồng chặt chẽ, an toàn, thực hiện các thủ tục phức tạp như khai thuế, đăng bộ sang tên.

Tags:
DANH MỤC (9)
LIÊN QUAN Xem tất cả