Xây dựng nhà sai bản vẽ có phải là xây dựng trái phép không?
Xây dựng nhà sai bản vẽ không những vi phạm quy định pháp luật mà còn có thể gây ra những rủi ro lớn về an toàn và tính bền vững của công trình. Xem ngay bài viết dưới đây để tránh những rủi ro pháp lý có thể xảy ra cho bạn.
1. Xây dựng nhà trái phép là gì?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể cũng như giải thích về khái niệm “trái phép”, “sai phép”.
Dù vậy, căn cứ vào thực tiễn áp dụng có thể hiểu xây dựng nhà trái phép (sai phép) là hành vi thi công xây dựng không tuân thủ theo nội dung đã được phê duyệt trong giấy phép xây dựng.
Theo đó, Giấy phép xây dựng là văn bản do cơ quan Nhà nước cấp, xác nhận việc chủ đầu tư được phép xây dựng công trình theo đúng quy hoạch, thiết kế và các quy định về an toàn, môi trường.
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng gồm Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
2. Xây nhà sai bản vẽ có phải là xây dựng trái phép không?
Mặc dù có cách hiểu về xây dựng trái phép (sai phép) như trên, nhưng không phải mọi trường hợp xây dựng nhà không đúng với giấy phép hoặc bản vẽ đã nộp đều bị xem là vi phạm.
Căn cứ theo khoản 17 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định trật tự xây dựng như sau:
“Trường hợp xây dựng không đúng giấy phép xây dựng được cấp nhưng không thuộc trường hợp phải điều chỉnh giấy phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng thì không bị coi là hành vi xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp”
Theo đó, việc xây dựng nhà sai bản vẽ không bị xem là xây dựng trái phép nếu như không thuộc trường hợp phải điều chỉnh giấy phép xây dựng.
Theo quy định tại Điều 98 Luật Xây dựng 2014, các trường hợp thay đổi thiết kế xây dựng, xây nhà sai bản vẽ dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng, gồm:
- Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
- Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;
- Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.
Tóm lại, việc xây dựng nhà sai bản vẽ, không đúng với giấy phép xây dựng được cấp nhưng không thuộc trường hợp phải điều chỉnh giấy phép thì không bị coi là hành vi xây dựng trái phép, sai phép.
Xem thêm: Xây nhà cần lưu ý những điều kiện gì?
3. Hậu quả pháp lý khi xây dựng nhà trái phép
Khi xây dựng nhà sai phép, trái phép, các chủ đầu tư hoặc cá nhân vi phạm có thể phải chịu nhiều hậu quả pháp lý tùy theo mức độ vi phạm.
3.1. Xử phạt hành chính
Phạt tiền: Mức phạt tùy thuộc vào mức độ vi phạm, vị trí, diện tích xây dựng và loại công trình. Thông thường, mức phạt hành chính có thể từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng.
Buộc ngừng thi công: Cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu chủ đầu tư ngừng toàn bộ hoặc một phần công trình để xử lý vi phạm.
Buộc khắc phục hậu quả: Có thể bao gồm việc yêu cầu chủ đầu tư phá dỡ phần công trình xây sai phép hoặc xây dựng trái phép.
3.2. Phá dỡ công trình
Buộc tháo dỡ: Nếu công trình xây dựng không phép hoặc sai phép không thể điều chỉnh để hợp pháp hóa, chủ đầu tư sẽ phải tháo dỡ phần công trình vi phạm.
Chủ đầu tư chịu chi phí tháo dỡ: Trong trường hợp này, chi phí để tháo dỡ sẽ do chủ đầu tư vi phạm chịu trách nhiệm hoàn toàn.
3.3. Buộc xin phép xây dựng lại hoặc điều chỉnh giấy phép
Nếu công trình có thể điều chỉnh để hợp thức hóa, chủ đầu tư có thể bị yêu cầu xin phép xây dựng lại hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng cho các trường hợp vi phạm không quá nghiêm trọng và có thể đáp ứng các quy định về quy hoạch, xây dựng của địa phương.
3.4. Truy cứu trách nhiệm hình sự (trong một số trường hợp nghiêm trọng)
Trong một số trường hợp vi phạm nghiêm trọng và gây ảnh hưởng lớn đến an toàn công cộng, môi trường hoặc trật tự xây dựng, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3.5. Không được cấp sổ đỏ/sổ hồng
Công trình xây dựng trái phép hoặc sai phép sẽ không được cấp sổ đỏ/sổ hồng. Điều này làm ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ sở hữu khi mua bán, chuyển nhượng hoặc thế chấp.
3.6. Bị hạn chế quyền khi có nhu cầu thực hiện các giao dịch bất động sản
Công trình xây dựng trái phép hoặc sai phép có thể không được sử dụng làm tài sản đảm bảo để vay vốn ngân hàng, không được thực hiện các giao dịch mua bán hoặc chuyển nhượng hợp pháp trên thị trường.
Việc xây dựng trái phép (sai phép) không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây nhiều rủi ro về kinh tế và pháp lý cho cá nhân hoặc tổ chức. Vì vậy, trước khi tiến hành xây dựng, người dân nên đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định về giấy phép xây dựng.
Xem thêm: Xây dựng sai phép, rủi ro thế nào?
4. Kiểm tra thông tin xây dựng trên website GNha.vn
Thông qua việc tự mình kiểm tra tại nhà, không cần phải mất thời gian công sức đến cơ quan chức năng, bạn vẫn biết được đầy đủ thông tin:
- Nhà đất được xây bao nhiêu tầng?
- Nhà hiện tại có được tăng thêm tầng hay không?
- Được xây dựng bao nhiêu % diện tích đất?
- Có được xây dựng trên toàn bộ diện tích đất hay không?
- Có được xây ban công, tầng hầm, sân thượng không?
- Có được xây mới nhà ở không hay chỉ được sửa chữa, cải tạo theo hiện trạng cũ?
- Bất động sản của bạn có những hạn chế gì về việc xin cấp phép xây dựng?
- Bản vẽ, hình minh họa số tầng được xây dựng.

Tóm lại, với lượng thông tin mà GNha.vn mang lại, bạn sẽ nắm được toàn bộ vấn đề cần biết khi xây dựng nhà, lường trước được các khó khăn, hạn chế có thể gặp phải từ đó tìm ra phương án giải quyết tối ưu nhất.
Bạn có thể kiểm tra bằng 4 cách:
- Nhập số tờ, số thửa.
- Nhập toạ độ.
- Chấm định vị vị trí hiện tại (trong trường hợp không có sổ và không biết địa chỉ)
- Đặc biệt là kiểm tra đơn giản bằng cách nhập ĐỊA CHỈ.
Xem thêm Chỉ Trong 2 Giờ Kiểm Tra Toàn Bộ Thông Tin Pháp Lý BĐS Nhanh Nhất Tại Gnha.vn
5. Tra cứu toàn bộ thông tin pháp lý BĐS tại GNha
Lưu ý rằng, các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Việc tìm kiếm sự tư vấn của chuyên gia, luật sư là rất quan trọng trong quá trình thực hiện các thủ tục pháp lý nhà đất, giao dịch mua bán bất động sản.
Về GNha
Với mong muốn tạo nên sự khác biệt và hỗ trợ tối ưu khách hàng cách kiểm tra các thông tin pháp lý, giảm thiểu rủi ro mất tiền tỷ trong quá trình mua bán. GNha mang đến bộ công cụ 5 giải pháp kiểm tra thông tin trực tuyến, chỉ cần ngồi tại nhà cũng có thể tìm hiểu rõ ràng các thông tin về nhà đất. Tại website GNha.vn hoặc ứng dụng điện thoại GNha, bạn có thể kiểm tra MIỄN PHÍ 5 thông tin pháp lý nhà đất buộc PHẢI BIẾT:
- Thông tin quy hoạch: đất thuộc loại quy hoạch gì? Có được xây nhà ở, kinh doanh không? Diện tích đất bị quy hoạch là bao nhiêu? Diện tích đất còn lại không bị quy hoạch là bao nhiêu? Lộ giới quy hoạch bao nhiêu?
- Thông tin xây dựng: nhà được xây bao nhiêu tầng? Được xây bao nhiêu % diện tích đất? Có được xây mới hay sửa chữa cải tạo không? Có nhân viên chuyên môn xuống kiểm tra hiện trạng thực tế.
- Giá trị của BĐS: giá trị thực tế của tài sản trên thị trường, là cơ sở để tham khảo, thương lượng giữa các bên,…
- Giá khai thuế mua bán: là cơ sở tham khảo để khai thuế khi giao dịch, tránh bị huỷ hợp đồng mua bán, không cập nhật mua bán được, hoặc thậm chí bị gán vào tội trốn thuế
- Thông tin ngăn chặn: chủ sở hữu là ai? Của cá nhân hay của các đồng sở hữu? Tài sản có được phép giao dịch không, có an toàn không?
Lưu ý: Các thông tin trên web và ứng dụng chỉ có giá trị tham khảo, vì việc tổng hợp các thông tin từ hàng ngàn dữ liệu có thể có sự sai lệch. Do đó khi muốn kiểm tra chuyên sâu, có tính chính xác cao nhất, bạn nên liên hệ trực tiếp với GNha. Điều này giúp bạn tránh được những rủi ro và lừa đảo trong quá trình mua bán nhà đất.
Thông tin liên hệ
Trụ sở: 1014 Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh GNha: 931 Hoàng Sa, Phường 11, Quận 3, TP.HCM
Hotline: 1900.58.88.57
Tiktok: https://www.tiktok.com/@gnhavn
Facebook: https://www.facebook.com/giaiphaptaichinhnet
Zalo: 0901627939