Bài học làm giả giấy uỷ quyền của chủ đất rồi đem bán cho nhiều người

3 months ago
Thiết kế chưa có tên.png

Chiêu trò làm giả giấy uỷ quyền của chủ đất khiến người mua tin rằng chủ đất đã uỷ quyền cho người này để thực hiện giao dịch mua bán. Hậu quả là nhiều người dân sập bẫy, bị đối tượng chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng rồi bỏ trốn, rơi vào cảnh tiền mất tật mang.

Cụ thể theo cơ quan điều tra, P.V.H. đã làm giả Hợp đồng ủy quyền của chủ nhiều khu đất ở huyện Dương Minh Châu, sau đó đứng ra bán 7 thửa đất cho nhiều người.

Trong đó, có 3 khách hàng ở Bình Dương đã chuyển hơn 10 tỷ đồng cho H. để đặt cọc. Tuy nhiên, đến thời điểm hẹn sang tên đất thì H. đã bỏ trốn nên các nạn nhân đã tố cáo với công an.

Cảnh sát tình nghi H. thực hiện hành vi lừa đảo với nhiều người khác, kêu gọi các nạn nhân đến Công an tỉnh Tây Ninh trình báo, hoặc liên hệ điều tra viên để phối hợp điều tra.

Nguồn: vnexpress.net

1. Hậu quả khi giao dịch bằng giấy uỷ quyền

Trường hợp này, lỗi phần lớn nằm ở người mua khi không thực hiện giao dịch với chính chủ đất. Việc mua bất động sản từ người được chủ sở hữu uỷ quyền bán dùm tiềm ẩn những rủi ro thiệt tiền tỷ, cụ thể:

- Bên ủy quyền (người chủ) chết trước thời gian công việc ủy quyền được thực hiện, nhưng bên nhận ủy quyền vẫn thực hiện giao dịch mua bán. Việc thực hiện giao dịch ủy quyền này có hợp lệ hay không?

- Bên nhận ủy quyền thực hiện bán nhà nhưng vượt quá phạm vi ủy quyền.

Ví dụ: Anh Hậu (khách hàng Bình Dương) ủy quyền cho ông A. ký hợp đồng chuyển nhượng bán nhà cho ông B. Tuy nhiên, anh Hậu không ủy quyền cho ông A. lấy tiền. Nhưng ông A. đã lấy tiền và không đưa lại cho anh Hậu.

- Bên ủy quyền hạn chế phạm vi ủy quyền khiến bên nhận ủy quyền lúng túng khi không có thẩm quyền quyết định sự kiện phát sinh.

Ví dụ: Anh A. ủy quyền cho chị B. bán nhà cho bà C., hợp đồng chuyển nhượng đã ký xong thì phát hiện có sai sót, nhưng chị B. không có quyền hủy hay yêu cầu ký lại hợp đồng chuyển nhượng vì phạm vi ủy quyền không bao gồm hành vi này.

- Người đang sống ở nước ngoài ủy quyền cho người ở Việt Nam thực hiện giao dịch bất động sản, tại thời điểm thực hiện giao dịch uỷ quyền, người ở Việt Nam không xác minh được:

+ Người bán có quyền bán tài sản hay không, còn sống không, hay có được toàn quyền quyết định tài sản chung hay không?

Xem thêm Rủi Ro Tiền Tỷ Khi Mua Nhà Từ Người Được Chủ Uỷ Quyền Bán Giùm

- Đặt cọc nhưng người nhận cọc không phải là chủ nhà, chủ đất. Không ít trường hợp kẻ xấu lừa đảo, tự nhận mình là chủ nhà, chủ đất hoặc là người quen, người thân được chủ đất uỷ quyền bằng Hợp đồng uỷ quyền để đứng ra nhận cọc như trường hợp trên. Sau khi nhận tiền, đối tượng liền “mất tích” và cắt đứt mọi liên lạc.

- Thậm chí, có nhiều trường hợp người mua không đặt cọc với chính chủ nhà mà lại thông qua công ty môi giới bất động sản hoặc “cò đất”. Vì tin rằng công ty thì sẽ uy tín, hoặc chủ quan rằng “cò đất” chỗ quen biết thì sẽ không có rủi ro. Lợi dụng lòng tin, phía “cò đất” lừa đảo đứng ra nhận tiền cọc dùm. Sau khi nhận cọc, phía “cò đất” môi giới biến mất không rõ lý do, còn chủ nhà thì phủ nhận mối quan hệ giữa họ với bên môi giới.

→ Trong trường hợp này, bên mua gần như mất trắng số tiền đặt cọc vì chủ nhà không có trách nhiệm với khoản tiền đặt cọc của người mua.

- Ngoài ra, còn phát sinh trường hợp tài sản có nhiều chủ sở hữu nhưng không thể hiện thông tin trên sổ. Ví dụ nhà đất là tài sản chung của vợ chồng nhưng trên sổ chỉ đứng tên mỗi người chồng. Nếu không kiểm tra thông tin chủ sở hữu mà chỉ nhìn vào sổ, người mua dễ lầm tưởng rằng nhà này chỉ có 1 chủ và xuống tiền đặt cọc. Đến khi thực hiện thủ tục ký công chứng hợp đồng mua bán thì người vợ mới phát hiện và không đồng ý bán căn nhà đó.

→ Lúc này, giao dịch không thể thực hiện được và người mua lại phải mất công đòi lại tiền.

Xem thêm MẤT TRẮNG TIỀN TỶ VÌ LỪA ĐẢO ĐẶT CỌC

Do đó, trước khi đặt cọc, bạn cần đối chiếu thông tin của người bán (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân) và thông tin trên sổ đỏ để đảm bảo người đang giao dịch với bạn đích thị là chủ sở hữu bất động sản đó.

Đối với trường hợp chủ đất, chủ nhà nhờ người thân, người quen thực hiện dùm việc mua bán thì sau khi kiểm tra thông tin chủ sở hữu tài sản như đã phân tích, bạn phải làm rõ, trao đổi với chủ lý do vì sao uỷ quyền cho người khác mà không tự mình thực hiện.

Nếu đã quyết định uỷ quyền phải có giấy uỷ quyền. Nội dung uỷ quyền có bao gồm việc nhận tiền cọc không? Bạn bắt buộc phải làm rõ vấn đề này trước khi giao tiền.

2. Những điều cần chú ý khi giao dịch bằng giấy uỷ quyền

Như vậy, việc mua bán BĐS từ người được ủy quyền gặp không ít rủi ro. Nếu mua BĐS trong trường hợp này, bạn cần phải chú ý những điều sau:

-  Thứ nhất, người ủy quyền có đủ điều kiện chuyển nhượng BĐS hay không, có bị phụ thuộc quyền, liên quan đến yếu tố nước ngoài, thừa kế có các đồng sở hữu hay không.

Người mua cần tìm hiểu trước thông tin BĐS mình sắp mua có đang bị ràng buộc bởi hợp đồng ủy quyền hay không. Hiện nay việc ủy quyền liên quan đến nhà đất đã được lưu trữ và kết nối trong hệ thống các tổ chức hành nghề công chứng. Do vậy cũng sẽ dễ dàng tìm hiểu được thông tin.

- Thứ hai, hợp đồng mua bán nhà đất ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực.

Nếu người ủy quyền có quyền chuyển nhượng căn nhà thì hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực, lúc đó mới đảm bảo được quyền lợi của bên mua nhà.

- Thứ ba, phải có một cán cân bảo vệ bạn trong một giao dịch mua bán bất động sản được suôn sẻ và khép kín để dù bạn đứng ở vị trí nào trong quan hệ giao dịch đó, quyền và lợi ích của bạn cũng được bảo vệ.

Trong trường hợp chủ nhà đất không ra mặt mà ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện các thủ tục pháp lý. Người mua (đặc biệt là những người chưa có kinh nghiệm mua bán nhà đất) cần phải tìm hiểu kỹ xem chủ nhà đất thật sự là ai, có uỷ quyền thật không, tại sao phải uỷ quyền.

Tránh tình trạng các đối tượng lừa đảo giả danh được chủ nhà uỷ quyền để chiếm đoạt tiền. Nếu không thận trọng thì rất có thể mua phải những căn nhà không đủ điều kiện pháp lý giao dịch, mua nhà không chính chủ,… dẫn đến cảnh đã bỏ ra tiền tỷ nhưng không được sở hữu nhà đất.

Xem thêm 3 LOẠI HỢP ĐỒNG PHẢI TRÁNH KHI MUA BÁN NHÀ ĐẤT

3. Tra cứu toàn bộ thông tin BĐS tại GNha

Kết luận

Nếu bạn vẫn còn lo lắng, đừng ngần ngại tìm sự tư vấn từ các chuyên gia pháp lý bất động sản. Một đơn vị có uy tín, kiến thức và kinh nghiệm có thể giúp bạn đưa ra quyết định hợp lý và cung cấp thông tin chính xác hơn, bảo vệ bạn khỏi các rủi ro không lường trước được.

Mua bất động sản không chỉ được quyết định bằng giá trị tài chính lớn mà cần có cả sự kinh nghiệm và kiến thức pháp lý xuyên suốt cả quá trình gia dịch. Chính vì thế, việc kiểm tra mua bất động sản cẩn thận và chi tiết sẽ giúp bạn có thể chắc chắn rằng quyết định của mình là đầu tư thông minh và bền vững. Đồng thời giúp bạn tự tin và làm chủ được “ván bài” của mình.

Lưu ý rằng, các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Việc tìm kiếm sự tư vấn của chuyên gia, luật sư là rất quan trọng trong quá trình thực hiện các thủ tục pháp lý nhà đất, giao dịch mua bán bất động sản.

Về GNha

Với mong muốn tạo nên sự khác biệt và hỗ trợ tối ưu khách hàng cách kiểm tra các thông tin pháp lý, giảm thiểu rủi ro mất tiền tỷ trong quá trình mua bán. GNha mang đến bộ công cụ 5 giải pháp kiểm tra thông tin trực tuyến, chỉ cần ngồi tại nhà cũng có thể tìm hiểu rõ ràng các thông tin về nhà đất. Tại website GNha.vn hoặc ứng dụng điện thoại GNha, bạn có thể kiểm tra MIỄN PHÍ 5 thông tin pháp lý nhà đất buộc PHẢI BIẾT:

- Thông tin quy hoạch: đất thuộc loại quy hoạch gì? Có được xây nhà ở, kinh doanh không? Diện tích đất bị quy hoạch là bao nhiêu? Diện tích đất còn lại không bị quy hoạch là bao nhiêu? Lộ giới quy hoạch bao nhiêu?

- Thông tin xây dựng: nhà được xây bao nhiêu tầng? Được xây bao nhiêu % diện tích đất? Có được xây mới hay sửa chữa cải tạo không? Có nhân viên chuyên môn xuống kiểm tra hiện trạng thực tế.

- Giá trị của BĐS: giá trị thực tế của tài sản trên thị trường, là cơ sở để tham khảo, thương lượng giữa các bên,…

- Giá khai thuế mua bán: là cơ sở tham khảo để khai thuế khi giao dịch, tránh bị huỷ hợp đồng mua bán, không cập nhật mua bán được, hoặc thậm chí bị gán vào tội trốn thuế

- Thông tin ngăn chặn: chủ sở hữu là ai? Của cá nhân hay của các đồng sở hữu? Tài sản có được phép giao dịch không, có an toàn không?

Lưu ý: Các thông tin trên web và ứng dụng chỉ có giá trị tham khảo, vì việc tổng hợp các thông tin từ hàng ngàn dữ liệu có thể có sự sai lệch. Do đó khi muốn kiểm tra chuyên sâu, có tính chính xác cao nhất, bạn nên liên hệ trực tiếp với GNha. Điều này giúp bạn tránh được những rủi ro và lừa đảo trong quá trình mua bán nhà đất.

Thông tin liên hệ

Trụ sở: 1014 Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh GNha: 931 Hoàng Sa, Phường 11, Quận 3, TP.HCM

Hotline: 1900.58.88.57

Tiktok: https://www.tiktok.com/@gnhavn 

Facebook: https://www.facebook.com/giaiphaptaichinhnet 

Zalo: 0901627939

Tags:
hợp đồng uỷ quyền
lừa đảo
lừa đảo đặt cọc
DANH MỤC (9)
LIÊN QUAN Xem tất cả