Gnhà
home
logo_light
home
logo_light
TRANG CHỦPHÁP LÝ BĐS
LIÊN HỆHƯỚNG DẪN

Những bẫy lừa đảo mua bán nhà đất bạn cần biết (Phần 1)

a year ago
Thiết kế chưa có tên.png

Vì giá trị nhà đất tương đối cao (đặc biệt là tại các thành phố lớn như TP.HCM) nên không ít trường hợp người mua bị sập bẫy lừa đảo, thiệt hại hàng tỷ đồng. Thậm chí, bằng thủ đoạn ngày càng tinh vi, người đi mua nhà dù tận mắt nhìn thấy sổ hồng rồi nhưng vẫn bị lừa mất trắng. Để tránh các rủi ro, thiệt hại không đáng có, bạn cần biết những bẫy lừa đảo mua bán nhà đất sau đây.

1. Lừa đảo bằng sổ hồng giả, giấy tờ giả

Đối với không ít người dân, việc mua nhà đất chỉ diễn ra một, hai lần trong đời, đặc biệt là những ai không làm trong lĩnh vực bất động sản hoặc không dư giả về tài chính. Do đó, khó tránh khỏi việc nhiều người mua không có kinh nghiệm kiểm tra pháp lý, giấy tờ nhà đất, không biết được tầm quan trọng của việc kiểm tra này.

Trong khi đó, các thủ đoạn lừa đảo nhà đất thì ngày càng tinh vi. Những vấn nạn như làm giả sổ hồng đang khiến người dân lo ngại, thậm chí có người còn bị lừa mất trắng hàng tỷ đồng.

Như trường hợp của chị P., đã gặp và thỏa thuận mua một căn nhà tại Quận 7 của ông T. giá 3.7 tỷ đồng. Ông T. yêu cầu chị trả trước 1/3 giá trị căn nhà và giao sổ hồng cho chị giữ, sau đó các bên tiến hành làm thủ tục công chứng chứng thực. Do tin tưởng nên chị đã đồng ý. Sau khi nhận tiền và giao sổ, bên bán cao chạy xa bay. Lúc này chị mới biết mình đã bị lừa vì đây là sổ giả. Chị lập tức báo công an về hành vi lừa đảo của ông T. Tuy nhiên, tới nay đã 2 tháng trôi qua nhưng chị vẫn chưa lấy lại được số tiền đã mất.

Ngoài ra, còn có thủ đoạn đánh tráo sổ hồng giả lấy sổ thật. Theo đó, các đối tượng thăm dò những tin rao bán nhà trên internet và tự xưng là môi giới, rồi liên lạc với chủ sở hữu để làm thủ tục mua bán chuyển nhượng và ngỏ ý muốn xem sổ đỏ/sổ hồng. Khi người bán gửi hình ảnh sổ qua tin nhắn, các đối tượng sẽ làm giả sổ và đánh tráo với sổ thật của chủ sở hữu khi gặp mặt, sau đó tiếp tục rao bán trên mạng xã hội.

Khi người có nhu cầu mua nhà đất liên hệ, các đối tượng cho người mua xem sổ thật đã đánh tráo được và các giấy tờ có liên quan để trao đổi, thỏa thuận giá cả mua bán.

Sau khi thỏa thuận xong, các bên tiến hành đặt cọc và chuẩn bị làm thủ tục chuyển nhượng tại phòng công chứng, lúc này những kẻ lừa đảo cắt đứt mọi liên lạc, “biến mất" nhằm chiếm đoạt tiền của người mua.

“Kiếp nạn” sổ hồng giả sẽ không còn là vấn đề khi bạn biết cách phân biệt đâu là sổ hồng thật, đâu là sổ hồng giả.

Xem chi tiết THOÁT NẠN NHỜ 3 CÁCH “SOI” SỔ HỒNG THẬT HAY GIẢ

Hoặc giải pháp đơn giản, nhanh chóng và thuận tiện nhất đó là bạn gửi hình ảnh sổ đến GNha. Bằng chuyên môn nghiệp vụ, GNha sẽ kiểm tra nhanh chóng để xác định sổ thật hay giả.

2. Lừa đảo bán một căn nhà cho nhiều người

Đây là trường hợp dễ khiến bạn mất trắng khi người bán cố tình thực hiện hành vi lừa đảo mua bán nhà đất.

Đó có thể là việc chủ sở hữu chỉ có một bất động sản nhưng mang đi đặt cọc, giữ chỗ, bán cho nhiều người bằng giấy tờ tay hoặc bằng hợp đồng đặt cọc, hợp đồng ủy quyền, hoặc làm giả giấy tờ nhà đất.

Cụ thể, các đối tượng sẽ đăng bán căn nhà với giá cực thấp để dụ dỗ người mua xuống tiền. Đến bước làm giấy tờ chuyển nhượng, kẻ lừa đảo sẽ nhận tiền đặt cọc hay một phần tiền từ người mua rồi làm cam kết bằng giấy tờ tay (hoặc bằng các hợp đồng không được pháp luật công nhận trong giao dịch BĐS) với nhiều hứa hẹn. Sau đó, sẽ “mất tích" cùng số tiền cọc.

3. Lừa bán đất không lên được thổ cư (đất ở)

Đất không lên được thổ cư là những loại đất không phải là đất ở và không được chuyển mục đích sử dụng sang đất ở theo nhu cầu.

Nhiều trường hợp người dân tìm đất để xây nhà an cư nhưng bị người bán hướng dẫn mua phải đất trồng cây, đất lúa giá cao, với cam kết rằng sẽ công chứng sang tên, chuyển đổi lên thổ cư trong vòng 3 tháng kể từ khi ký hợp đồng mua bán.

Như trường hợp của anh Q. đã mua lô 160m2 đất trồng cây lâu năm, có sẵn sổ hồng tại tỉnh Đồng Nai giá 1.5 tỷ. Chủ đầu tư cam kết rằng sẽ công chứng sang tên, và sẽ được chuyển đổi lên thổ cư trong vòng 3 tháng kể từ khi ký hợp đồng mua bán.

Ấy vậy mà đến nay hơn nửa năm, đã thanh toán 98% giá trị lô đất, mà anh Q. vẫn chưa thấy bóng dáng sổ thổ cư đâu, đất thì không được phép xây dựng, chủ đầu tư thì cứ hẹn lần hẹn lựa khiến anh bị chôn vốn trong một thời gian dài, ôm mãi miếng đất đó trong khi phải thuê trọ hàng tháng. Dạo gần đây thì chủ đầu tư “mất tích” luôn.

4. Lừa bán “dự án ma"

Gần đây, thị trường xuất hiện không ít các “dự án ma" được chủ đầu tư vẽ ra nhằm lôi kéo khách hàng để chiếm đoạt tiền đặt cọc. Họ thường cho môi giới gọi điện mời khách đến xem dự án nhà ở, đất nền nhưng thực tế là đất quy hoạch dành cho công trình công cộng, chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cho dự án nào.

Cụ thể, họ cho san lấp, làm đường, kéo điện trên những phần đất này, thuê người vẽ "dự án", phân lô trên giấy. Dựng lên các dự án không có thật, sau đó quảng cáo bán cho nhiều người.

Thậm chí, trên cùng một lô đất, họ lừa bán cho nhiều người với hình thức lập vi bằng hoặc mua bán giấy tay với người này, sau đó công chứng bán cho một người khác.

Trường hợp này, lỗi phần lớn nằm ở bên mua khi không chịu tìm hiểu kỹ thông tin bất động sản. Trên thực tế, có rất nhiều bất động sản “ảo" như nhà đất vướng pháp lý, các công ty BĐS lừa đảo tự ý phân lô bán nền trái quy định, hoặc thậm chí rao bán một mảnh đất cho nhiều người như trường hợp trên mà bên mua không biết.

Đây cũng là thực trạng nhức nhối mà người mua cần hết sức thận trọng trước khi xuống tiền. Vì chỉ cần chủ quan, không kiểm tra các thông tin pháp lý, người mua hoàn toàn có thể mất trắng hàng tỷ đồng tiền cọc.

Xem thêm Không kiểm tra pháp lý, bị lừa 255 tỷ đồng vì mua phải dự án “ma"

5. Lừa đảo bằng hình thức lập vi bằng

Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, các đối tượng lừa đảo đã thu gom đất, xây nhà rồi chuyển nhượng lại cho người khác bằng giấy tay thông qua hình thức lập vi bằng tại các văn phòng Thừa phát lại.

Những giao dịch này chủ yếu diễn ra tại các căn nhà "ba chung" ở những quận, huyện vùng ven thành phố:

- Chung giấy phép xây dựng;

- Chung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Chung số nhà.

Để tăng sự tin tưởng, “cò đất" thường nhờ các Văn phòng Thừa phát lại lập vi bằng. Tuy nhiên, vi bằng chắc chắn không thể có giá trị thay thế hợp đồng mua bán nhà đất được công chứng theo đúng pháp luật. Người mua nhà đất thông qua vi bằng sẽ không được pháp luật công nhận quyền sở hữu, không được bảo vệ quyền lợi, đối mặt với nguy cơ mất trắng tiền tỷ do mua phải nhà đất không đủ điều kiện giao dịch, không được sang tên,...

Mặc dù pháp luật nghiêm cấm việc sử dụng vi bằng trong quá trình chuyển nhượng nhà đất, nhưng Thừa phát lại vẫn có quyền lập vi bằng để ghi nhận các sự kiện liên quan đến việc chuyển nhượng nhà đất như:

- Xác nhận tình trạng nhà đất ngay tại thời điểm lập vi bằng.

- Ghi nhận sự kiện giao nhận tiền khi chuyển nhượng nhà đất hợp pháp, khi hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định.

- Ghi nhận việc đặt cọc khi mua bán nhà đất.

Qua đó, việc lập vi bằng trong trường hợp này chỉ mang tính chất hỗ trợ, xác thực giao dịch hợp pháp, bảo vệ quyền lợi của các bên.

Xem thêm 5 ĐIỀU QUAN TRỌNG VỀ VI BẰNG TRONG GIAO DỊCH NHÀ ĐẤT CẦN PHẢI BIẾT ĐỂ TRÁNH LỪA ĐẢO, MẤT TÀI SẢN

Tóm lại, khi thực hiện giao dịch nhà đất, bạn buộc phải lập hợp đồng mua bán và công chứng, chứng thực hợp đồng theo đúng quy định. Có như vậy, mới đảm bảo quyền lợi của mình và được pháp luật bảo vệ.

6. Tra cứu toàn bộ thông tin pháp lý BĐS tại GNha

Để đảm bảo an toàn khi mua bán nhà đất, tránh các rủi ro mất tiền tỷ như trên, bạn nên kiểm tra toàn bộ thông tin pháp lý tài sản trước khi xuống tiền.

Lưu ý rằng, các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Việc tìm kiếm sự tư vấn của chuyên gia pháp lý là rất quan trọng trong quá trình thực hiện các thủ tục pháp lý, giao dịch mua bán bất động sản.

Về GNha

Với mong muốn tạo nên sự khác biệt và hỗ trợ tối ưu khách hàng cách kiểm tra các thông tin pháp lý, giảm thiểu rủi ro mất tiền tỷ trong quá trình mua bán. GNha mang đến bộ công cụ 5 giải pháp kiểm tra thông tin trực tuyến, chỉ cần ngồi tại nhà cũng có thể tìm hiểu rõ ràng các thông tin về nhà đất. Tại website GNha.vn hoặc ứng dụng điện thoại GNha, bạn có thể kiểm tra MIỄN PHÍ 5 thông tin pháp lý nhà đất buộc PHẢI BIẾT:

- Thông tin quy hoạch: đất thuộc loại quy hoạch gì? Có được xây nhà ở, kinh doanh không? Diện tích đất bị quy hoạch là bao nhiêu? Diện tích đất còn lại không bị quy hoạch là bao nhiêu? Lộ giới quy hoạch bao nhiêu?

- Thông tin xây dựng: nhà được xây bao nhiêu tầng? Được xây bao nhiêu % diện tích đất? Có được xây mới hay sửa chữa cải tạo không? Có nhân viên chuyên môn xuống kiểm tra hiện trạng thực tế.

- Giá trị của BĐS: giá trị thực tế của tài sản trên thị trường, là cơ sở để tham khảo, thương lượng giữa các bên,…

- Giá khai thuế mua bán: là cơ sở tham khảo để khai thuế khi giao dịch, tránh bị huỷ hợp đồng mua bán, không cập nhật mua bán được, hoặc thậm chí bị gán vào tội trốn thuế

- Thông tin ngăn chặn: chủ sở hữu là ai? Của cá nhân hay của các đồng sở hữu? Tài sản có được phép giao dịch không, có an toàn không?

Lưu ý: Các thông tin trên web và ứng dụng chỉ có giá trị tham khảo, vì việc tổng hợp các thông tin từ hàng ngàn dữ liệu có thể có sự sai lệch. Do đó khi muốn kiểm tra chuyên sâu, có tính chính xác cao nhất, bạn nên liên hệ trực tiếp với GNha. Điều này giúp bạn tránh được những rủi ro và lừa đảo trong quá trình mua bán nhà đất.

Thông tin liên hệ

Trụ sở: 1014 Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh GNha: 931 Hoàng Sa, Phường 11, Quận 3, TP.HCM

Hotline: 1900.58.88.57

Tiktok: https://www.tiktok.com/@gnhavn 

Facebook: https://www.facebook.com/giaiphaptaichinhnet 

Zalo: 0901627939

Tags:
lừa đảo
DANH MỤC (9)
LIÊN QUAN Xem tất cả
Pháp lý bất động sản