Đề xuất dùng hợp đồng mua nhà ở hình thành trong tương lai để đăng ký thường trú
Trong dự thảo Nghị định quy định một số điều của Luật Cư trú, Bộ Công an đề xuất có thể dùng hợp đồng mua nhà ở hình thành trong tương lai làm giấy tờ, tài liệu để đăng ký thường trú.
1. Nhà ở hình thành trong tương lai là gì?
Đúng với tên gọi của nó, nhà ở hình thành trong tương lai là nhà ở đang trong quá trình xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Tại thời điểm ký kết hợp đồng mua bán, nhà ở vẫn chưa được hình thành và chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ hồng).
Ví dụ: mua căn hộ hình thành trong tương lai trong một tòa nhà chung cư (chung cư đang được xây dựng và chưa hoàn thành).
2. Hợp đồng mua nhà ở hình thành trong tương lai là gì?
Có thể hiểu hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai là sự thỏa thuận giữa các bên bằng văn bản về việc mua bán nhà ở hình thành trong tương lai.
Cụ thể, bên bán có nghĩa vụ sẽ bàn giao nhà ở và quyền sử dụng đất cho bên mua khi đã hoàn thành xong việc xây dựng và bên mua phải có nghĩa vụ thanh toán tiền mua nhà cho bên bán.
Nội dung mua bán, thời gian chuyển nhận tiền và các trách nhiệm pháp lý khác do hai bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Có thể dùng hợp đồng mua nhà ở hình thành trong tương lai để đăng ký thường trú
Hiện nay, người dân khi đăng ký cư trú cần chứng minh chỗ ở hợp pháp bằng một trong các loại giấy tờ, tài liệu sau:
- Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán.
Theo quy định mới tại Điều 5 Dự thảo Nghị định quy định một số điều của Luật Cư trú, người dân khi đăng ký thường trú cần chứng minh chỗ ở hợp pháp bằng một trong các loại giấy tờ, tài liệu như:
- Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
- Hợp đồng mua, bán, nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước…
Đa phần những giấy tờ cần thiết để đăng ký thường trú vẫn giữ nguyên như trước.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, Bộ Công an cũng đề xuất bổ sung nhiều loại giấy tờ mà người dân có thể dùng khi đăng ký thường trú:
- Hợp đồng mua nhà ở hình thành trong tương lai;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp đang thế chấp ngân hàng; giấy tờ mua bán viết tay, cam kết về việc không có tranh chấp.
Ngoài ra, dự thảo cũng đã đề xuất điều kiện muốn đăng ký thường trú tại nhà thuê hoặc ở nhờ thì giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp phải là văn bản có công chứng, chứng thực.
Vì quy định hiện hành chỉ yêu cầu người thuê nhà, ở nhờ chứng minh chỗ ở hợp pháp bằng hợp đồng thuê, văn bản ở nhờ mà không cần công chứng, chứng thực.
4. Lợi ích khi mua nhà hình thành trong tương lai
- Đối với chủ đầu tư:
+ Khi mở bán nhà ở hình thành trong tương lai, chủ đầu tư sẽ có thể huy động thêm nhiều nguồn vốn từ người mua để triển khai dự án, ngoài vốn vay từ ngân hàng.
- Đối với người mua:
+ Giảm bớt áp lực tài chính vì được trả tiền nhiều lần thay vì trả tiền một lần như mua nhà ở sẵn có;
+ Giá thường thấp hơn công trình đã hình thành, tạo cơ hội cho người mua tiếp cận với việc sở hữu nhà ở.
5. Rủi ro khi mua nhà hình thành trong tương lai
- Dự án chưa được phép triển khai nhưng chủ đầu tư vẫn bán. Ví dụ: Giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án và thiết kế bản vẽ thi công chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Dự án chưa đủ điều kiện huy động vốn nhưng đã rao bán. Ví dụ: Thể hiện ở việc bắt đầu nhận đặt cọc, đặt chỗ. Thậm chí, chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị môi giới hoặc công ty con đứng ra ký hợp đồng nhận tiền của bên mua khi chưa đủ điều kiện cho huy động. Điều này nhằm giảm trách nhiệm của chủ đầu tư nhưng đây lại là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
- Dự án vướng kiện tụng, tranh chấp giữa các bên liên quan nhưng người mua không biết. Hậu quả sau vụ kiện của dự án chính là tổn thất cho bên mua.
- Hợp đồng không đúng: Trong trường hợp này, chủ đầu tư áp đặt luật chơi, hợp đồng đa nghĩa. Nếu có vướng mắc thì hợp đồng không bảo vệ được bên mua khi kiện tụng.
- Dự án chậm bàn giao: Chủ đầu tư bàn giao nhà không đúng thời hạn, cũng không muốn bồi thường mà trì hoãn kéo dài.
- Nhà không đúng cam kết ban đầu: Chủ đầu tư bàn giao nhà không đúng chất lượng công trình, kết cấu, thiết kế so với nhà lúc giới thiệu, quảng cáo, nhà mẫu; tiện ích và dịch vụ đính kèm không đúng với giới thiệu ban đầu.
Và còn nhiều rủi ro pháp lý khác khiến người mua dễ mất trắng một khoản tiền lớn.
Xem thêm RỦI RO LỚN KHI ĐẦU TƯ VÀO DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI
6. Tra cứu toàn bộ thông tin pháp lý BĐS tại GNha
Lưu ý rằng, các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Việc tìm kiếm sự tư vấn của chuyên gia pháp lý là rất quan trọng trong quá trình thực hiện các thủ tục pháp lý, giao dịch mua bán bất động sản.
Về GNha
Với mong muốn tạo nên sự khác biệt và hỗ trợ tối ưu khách hàng cách kiểm tra các thông tin pháp lý, giảm thiểu rủi ro mất tiền tỷ trong quá trình mua bán. GNha mang đến bộ công cụ 5 giải pháp kiểm tra thông tin trực tuyến, chỉ cần ngồi tại nhà cũng có thể tìm hiểu rõ ràng các thông tin về nhà đất. Tại website GNha.vn hoặc ứng dụng điện thoại GNha, bạn có thể kiểm tra MIỄN PHÍ 5 thông tin pháp lý nhà đất buộc PHẢI BIẾT:
- Thông tin quy hoạch: đất thuộc loại quy hoạch gì? Có được xây nhà ở, kinh doanh không? Diện tích đất bị quy hoạch là bao nhiêu? Diện tích đất còn lại không bị quy hoạch là bao nhiêu? Lộ giới quy hoạch bao nhiêu?
- Thông tin xây dựng: nhà được xây bao nhiêu tầng? Được xây bao nhiêu % diện tích đất? Có được xây mới hay sửa chữa cải tạo không? Có nhân viên chuyên môn xuống kiểm tra hiện trạng thực tế.
- Giá trị của BĐS: giá trị thực tế của tài sản trên thị trường, là cơ sở để tham khảo, thương lượng giữa các bên,…
- Giá khai thuế mua bán: là cơ sở tham khảo để khai thuế khi giao dịch, tránh bị huỷ hợp đồng mua bán, không cập nhật mua bán được, hoặc thậm chí bị gán vào tội trốn thuế
- Thông tin ngăn chặn: chủ sở hữu là ai? Của cá nhân hay của các đồng sở hữu? Tài sản có được phép giao dịch không, có an toàn không?
Lưu ý: Các thông tin trên web và ứng dụng chỉ có giá trị tham khảo, vì việc tổng hợp các thông tin từ hàng ngàn dữ liệu có thể có sự sai lệch. Do đó khi muốn kiểm tra chuyên sâu, có tính chính xác cao nhất, bạn nên liên hệ trực tiếp với GNha. Điều này giúp bạn tránh được những rủi ro và lừa đảo trong quá trình mua bán nhà đất.
Thông tin liên hệ
Trụ sở: 1014 Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh GNha: 931 Hoàng Sa, Phường 11, Quận 3, TP.HCM
Hotline: 1900.58.88.57
Tiktok: https://www.tiktok.com/@gnhavn
Facebook: https://www.facebook.com/giaiphaptaichinhnet
Zalo: 0901627939