Ai quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng?

3 months ago
Thiết kế chưa có tên (3).png

Ai quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng là một vấn đề pháp lý phức tạp, đặc biệt khi có nhiều người cùng có quyền lợi liên quan. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy định của pháp luật và các vấn đề thường gặp khi quản lý di sản thờ cúng.

1. Di sản thờ cúng là gì?

Di sản thờ cúng hay di sản dùng vào việc hương hỏa là di sản không dùng để chia thừa kế, mà giao cho người được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng. 

Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế thỏa thuận cử ra người quản lý di sản này.

2. Ai quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng?

Khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người quản lý tài sản thờ cúng như sau:

- Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng;

Ví dụ: Ông A lập di chúc, để lại căn nhà cho con gái B và một số tài sản khác cho con trai C. Ông A cũng chỉ định con gái B là người quản lý một mảnh đất để thờ cúng tổ tiên. Trong trường hợp này, con gái B sẽ có trách nhiệm quản lý mảnh đất đó và thực hiện các nghi lễ thờ cúng theo đúng quy định của gia đình

- Nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Ví dụ: Ông B để lại di chúc, chỉ định con gái cả A là người quản lý ngôi nhà thờ họ và thực hiện các nghi lễ thờ cúng. Tuy nhiên, sau khi ông B qua đời, A lại không muốn thực hiện việc thờ cúng và muốn bán ngôi nhà đi.

Trong trường hợp này, theo quy định của pháp luật, các anh chị em của A có quyền yêu cầu A chuyển giao quyền quản lý ngôi nhà thờ họ cho người khác trong gia đình hoặc người ngoài có đủ năng lực và điều kiện để thực hiện việc thờ cúng.

- Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.

Ví dụ: Ông A có một căn nhà và một số tài sản khác. Trong di chúc, ông A để lại toàn bộ tài sản cho 3 người con là B, C, D và chỉ định một phần tài sản dùng để thờ cúng tổ tiên.

Tuy nhiên, ông A không chỉ định ai sẽ là người quản lý phần tài sản dùng vào việc thờ cúng này. Lúc này, trong 3 người được thừa kế là B,C,D sẽ cử ra 1 người quản lý di sản thờ cúng hoặc cho người ngoài có đủ năng lực và điều kiện để thực hiện việc thờ cúng.

- Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

Ví dụ: Ông A lập di chúc, để lại một căn nhà cho con gái là B để thờ cúng ông bà. Sau đó, B qua đời, không để lại di chúc.

Theo quy định pháp luật, phần di sản là căn nhà đó sẽ thuộc về người quản lý hợp pháp căn nhà trong số những người thừa kế theo pháp luật của B. Nếu B có con, con của B sẽ là người có quyền thừa kế theo pháp luật và có thể trở thành người quản lý hợp pháp căn nhà.

Xem thêm 4 ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ DI SẢN THỜ CÚNG

3. Không được phép bán di sản thừa kế dùng cho thờ cúng

Theo Khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự năm 2015, trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng.

Như vậy, phần di sản dùng vào việc thờ cúng chỉ được dùng cho việc thờ cúng mà không thuộc quyền sở hữu của bất kỳ người thừa kế hoặc người nào khác. Do đó, không được phép bán.

Ví dụ: Ông A lập di chúc, để lại căn nhà cho con trai và một mảnh đất cùng một số vàng. Trong di chúc nêu rõ nhà và vàng dùng để thờ cúng tổ tiên. Sau khi ông A qua đời, con trai ông A được thừa kế căn nhà và vàng nhưng không được phép bán đã được chỉ định dùng vào việc thờ cúng.

4. Tra cứu toàn bộ thông tin pháp lý BĐS tại GNha

Lưu ý rằng, các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Việc tìm kiếm sự tư vấn của chuyên gia, luật sư là rất quan trọng trong quá trình thực hiện các thủ tục pháp lý nhà đất, giao dịch mua bán bất động sản.

Về GNha

Với mong muốn tạo nên sự khác biệt và hỗ trợ tối ưu khách hàng cách kiểm tra các thông tin pháp lý, giảm thiểu rủi ro mất tiền tỷ trong quá trình mua bán. GNha mang đến bộ công cụ 5 giải pháp kiểm tra thông tin trực tuyến, chỉ cần ngồi tại nhà cũng có thể tìm hiểu rõ ràng các thông tin về nhà đất. Tại website GNha.vn hoặc ứng dụng điện thoại GNha, bạn có thể kiểm tra MIỄN PHÍ 5 thông tin pháp lý nhà đất buộc PHẢI BIẾT:

- Thông tin quy hoạch: đất thuộc loại quy hoạch gì? Có được xây nhà ở, kinh doanh không? Diện tích đất bị quy hoạch là bao nhiêu? Diện tích đất còn lại không bị quy hoạch là bao nhiêu? Lộ giới quy hoạch bao nhiêu?

- Thông tin xây dựng: nhà được xây bao nhiêu tầng? Được xây bao nhiêu % diện tích đất? Có được xây mới hay sửa chữa cải tạo không? Có nhân viên chuyên môn xuống kiểm tra hiện trạng thực tế.

- Giá trị của BĐS: giá trị thực tế của tài sản trên thị trường, là cơ sở để tham khảo, thương lượng giữa các bên,…

- Giá khai thuế mua bán: là cơ sở tham khảo để khai thuế khi giao dịch, tránh bị huỷ hợp đồng mua bán, không cập nhật mua bán được, hoặc thậm chí bị gán vào tội trốn thuế

- Thông tin ngăn chặn: chủ sở hữu là ai? Của cá nhân hay của các đồng sở hữu? Tài sản có được phép giao dịch không, có an toàn không?

Lưu ý: Các thông tin trên web và ứng dụng chỉ có giá trị tham khảo, vì việc tổng hợp các thông tin từ hàng ngàn dữ liệu có thể có sự sai lệch. Do đó khi muốn kiểm tra chuyên sâu, có tính chính xác cao nhất, bạn nên liên hệ trực tiếp với GNha. Điều này giúp bạn tránh được những rủi ro và lừa đảo trong quá trình mua bán nhà đất.

Thông tin liên hệ

Trụ sở: 1014 Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh GNha: 931 Hoàng Sa, Phường 11, Quận 3, TP.HCM

Hotline: 1900.58.88.57

Tiktok: https://www.tiktok.com/@gnhavn

Facebook: https://www.facebook.com/giaiphaptaichinhnet

Zalo: 0901627939

Tags:
DANH MỤC (9)
LIÊN QUAN Xem tất cả