Gnhà
home
logo_light
home
logo_light
TRANG CHỦPHÁP LÝ BĐS
LIÊN HỆHƯỚNG DẪN
Ký gửi BĐS

TRANH CHẤP VỀ LỐI ĐI CHUNG

a year ago
TRANH CHẤP.png

Tranh chấp lối đi chung là câu chuyện xảy ra khá phổ biến, nhất là ở những nơi có lượng dân cư đông đúc như ở thành phố Hồ Chí Minh. Đây là có thể là một đường, con đường, lối đi, hoặc không gian mà nhiều người sử dụng để tiếp cận các khu vực như nhà ở, khu dân cư, công viên, hoặc các vùng khác trong cộng đồng. Đây còn có thể là con đường chính đi qua một khu dân cư hoặc là lối đi nhỏ dẫn đến các ngôi nhà cụ thể. Do đó, những dân cư sinh sống có chung 1 lối đi đa phần đều rất gay gắt với nhau về “lối đi chung” này dẫn đến nhiều trường hợp phức tạp khó có thể lường trước được.

Câu hỏi từ khách hàng:

Gần đây, tôi vừa mua nhà ở quận Tân Bình, nhà tôi và 3 nhà hàng xóm có 1 lối đi chung duy nhất để ra đường lớn. Được biết lối đi này họ đã sử dụng chung nhiều năm nay đột nhiên ông A là một trong những người hàng xóm không cho chúng tôi sử dụng lối đi này vì ông A cho rằng mình đã bỏ công sửa chữa, cải tạo đường nhựa cho nó nên sẽ thuộc sở hữu của A và có chứng minh được chi phí sửa chữa. Như vậy, tôi có được tiếp tục đi lối đi chung này không, hiện tôi không có lối đi nào khác để ra đường lớn. Câu hỏi từ chị B ở Tân Bình.

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho GNha, với câu hỏi của bạn GNha xin phép được đưa ra câu trả lời với quan điểm như sau:

Trước hết, chúng ta cần làm rõ khái niệm sau:

1.    Khái niệm:

Hiện nay không có giải thích về khái niệm lối đi chung, trên thực tế, lối đi chung có thể hiểu là phần diện tích chung mà người dân dùng làm lối đi chung và được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau

- Mở từ đất sử dụng làm đường thuộc quyền quản lý của Nhà nước

- Hình thành từ lối mòn mà người dân thường xuyên đi lại.

- Tạo từ một phần đất của chủ sở hữu trích ra để đáp ứng việc đi lại công cộng.

- Do các bên thỏa thuận giữa chủ sở hữu có bất động sản bị bao vây và thỏa thuận với chủ sở hữu khác của bất động sản bao vây về việc mở lối đi chung ra đường công cộng theo quy định tại Điều 254 Bộ luật Dân sự.

Như vậy, đối với lối đi chung thuộc quyền quản lý Nhà nước thì sẽ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Đối với các trường hợp khác, để xác định quyền sở hữu lối đi chung, thì cần phải căn cứ vào các giấy tờ như sau:

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có bao gồm diện tích lối đi chung theo quy định của Luật Đất đai 2013.

- Giấy tờ chứng minh hoạt động chuyển nhượng, thừa kế hoặc tặng cho đối với diện tích đất có bao gồm phần diện tích lối đi chung hoặc đối với diện tích đất lối đi chung.

Qua đó, có thể thấy lối đi chung sẽ thuộc quyền sở hữu của chủ thể có giấy tờ chứng minh rằng, diện tích lối đi chung nằm trong diện tích đất mà mình sở hữu hợp pháp hoặc có giấy tờ pháp lý chứng minh được diện tích đất lối đi chung là do mình sở hữu.

Mặc dù ông A đã chứng minh được mình đã là người tu sửa phần lối đi này nhưng  trong trường hợp này ông A cần chứng minh thêm rằng phần diện tích lối đi này thuộc sở hữu của mình được thể hiện rõ trên sổ của mình.

2.    Quyền về lối đi qua:

Trường hợp lối đi này thuộc quyền sử dụng riêng của nhà hàng xóm thì phải thực hiện theo quy định pháp luật dân sự về "Quyền về lối đi qua"

"Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ".

Do đó, chị B và 2 hàng xóm còn lại có quyền yêu cầu ông A chủ sở hữu thửa đất này dành cho 3 nhà một phần đất hợp lý làm lối đi trên phần đất của họ. Để bù lại việc được hưởng quyền đi qua trên lối đi này, chị A và hai nhà còn lại phải đền bù một khoản thích hợp cho chủ thửa đất, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

3.    Giải quyết tranh chấp về lối đi chung:

Cách giải quyết tranh chấp lối đi chung đối phức tạp hơn so với các trường hợp tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai khác. Cụ thể cách giải quyết tranh chấp lối đi chung như sau:

a)    Hòa giải tranh chấp đất đai:

·      Tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải ở cơ sở:

Tại khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định:

“Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở”

Đây là cách thức giải quyết được Nhà nước khuyến khích nhưng kết quả giải quyết không bắt buộc các bên phải thực hiện mà phụ thuộc vào sự thiện chí của các bên

·      Bắt buộc hòa giải tại UBND cấp xã

Hòa giải là phương thức giải quyết bắt buộc đối với tranh chấp đất đai. Điều này cũng có nghĩa, đối với tranh chấp liên quan đến đất đai (tranh chấp mở lối đi chung) thì không bắt buộc phải thực hiện hòa giải.

b)    Nộp đơn khởi kiện tranh chấp đất đai: trường hợp các bên hòa giải không thành

Trường hợp đất tranh chấp không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì chỉ được lựa chọn một trong 2 hình thức giải quyết:

+   Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền
Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chánh tại Tòa án.

+   Khởi kiện tại Tòa án nhân dân: nơi có đất tranh chấp: trong trường hợp này là Tòa án nhân dân quận Tân bình

Như vậy, nếu xảy ra tranh chấp về việc sử dụng lối đi chung các bên cần tự thỏa thuận trước. Trường hợp hòa giải không thành thì có thể nhờ UBND phường hoặc Tòa Án quận Tân Bình để giải quyết.

4.    Tra cứu toàn bộ thông tin bđs tại GNha:

Tại website GNha.vn hoặc ứng dụng điện thoại GNha, bạn có thể kiểm tra MIỄN PHÍ 5 thông tin pháp lý nhà đất mà bạn buộc PHẢI BIẾT:

-     Thông tin quy hoạch: đất thuộc loại quy hoạch gì, có được xây nhà ở, kinh doanh không, diện tích đất bị quy hoạch là bao nhiêu, diện tích đất còn lại không bị quy hoạch là bao nhiêu, lộ giới quy hoạch bao nhiêu,…

-     Thông tin xây dựng: nhà được xây bao nhiêu tầng, được xây bao nhiêu % diện tích đất, có được xây mới hay sửa chữa cải tạo không, có nhân viên chuyên môn xuống kiểm tra hiện trạng thực tế…

-     Giá trị của BĐS: giá trị thực tế của tài sản trên thị trường, là cơ sở để tham khảo, thương lượng giữa các bên,…

-     Giá khai thuế mua bán: là cơ sở tham khảo để khai thuế khi giao dịch, tránh bị huỷ hợp đồng mua bán, không cập nhật mua bán được, hoặc thậm chí bị gán vào tội trốn thuế

-     Thông tin ngăn chặn: chủ sở hữu là ai, của cá nhân hay của các đồng sở hữu, tài sản có được phép giao dịch không, có an toàn không

Lưu ý: Các thông tin trên web và ứng dụng chỉ có giá trị tham khảo, vì việc tổng hợp các thông tin từ hàng ngàn dữ liệu có thể có sự sai lệch. Do đó khi muốn kiểm tra chuyên sâu, có tính chính xác cao nhất, bạn nên liên hệ trực tiếp với GNha. Điều này giúp bạn tránh được những rủi ro và lừa đảo trong quá trình mua bán nhà đất.

Thông tin liên hệ:

Trụ sở: 1014 Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh GNha: 931 Hoàng Sa, Phường 11, Quận 3, TP.HCM

Hotline: 1900.58.88.57

Tiktok: https://www.tiktok.com/@gnhavn

Facebook: https://www.facebook.com/giaiphaptaichinhnet

Zalo: 0901627939

Tags:
lối đi chung
tranh chấp
DANH MỤC (9)
LIÊN QUAN Xem tất cả
Pháp lý bất động sản