Thực trạng tách thửa đất và những điều cần lưu ý

a year ago
Thực trạng tách thửa đất và những điều cần lưu ý_2022-10-06T04_02_02Z.jpg

1. Điều kiện để được tách thửa đất

Để được tách thửa đất cần đảm bảo những điều kiện sau:
- Có Giấy chứng nhận.
- Đất không có tranh chấp.
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án
- Trong thời hạn sử dụng đất.
- Phần diện tích đề nghị tách thửa chưa có thông báo thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cơ quan có thẩm quyền.
- Thửa đất phải đáp ứng được điều kiện về diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa theo quy định của UBND các tỉnh, thành.

2. Những điều cần lưu ý khi tách thửa đất

- Nếu sau khi tách thửa mà thửa đất tạo thành có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu, không đáp ứng được điều kiện về diện tích quy định nhưng xin hợp thửa với thửa đất khác liền kề trên cùng Giấy chứng nhận sổ để tạo thành thửa đất mới có diện tích lớn hơn, đáp ứng được điều kiện trên thì vẫn được phép tách thửa.
- Đối với một số tỉnh thành, UBND quy định chỉ cần đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận thì sẽ được phép tách thửa (không nhất thiết phải có Giấy chứng nhận).
- Tùy vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà UBND các tỉnh, thành quy định diện tích tối thiểu khác nhau để phù hợp với điều kiện, mức sống và sự phát triển của mỗi địa phương (diện tích tách thửa tối thiểu của mỗi tỉnh, thành là khác nhau) 
- Đất ở tại đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Ngoài ra phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị hiện đại.

3. Thực trạng tách thửa đất hiện nay

Ngoài những điều kiện tách thửa đất đã được quy định, trên thực tế còn phát sinh các trường hợp khác có thể dẫn đến không được tách thửa. Ví dụ như trường hợp xin tách thửa đất không có đường đi. Nguyên tắc để tách thửa một lô đất là phải có đường đi cho các thửa bên trong, tức là phải làm một lối đi chung. Nếu đất không có lối đi ra đường công cộng thì cơ quan chức năng sẽ phải kiểm tra, xem xét rồi mới ra quyết định có được tách thửa hay không.
Hay trường hợp xin tách thửa đất đang thế chấp tại ngân hàng, khi thế chấp quyền sử dụng đất thì ngân hàng sẽ giữ bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong khi muốn thực hiện tách thửa thì phải có Giấy chứng nhận kèm theo. Do đó, trong trường hợp này phải giải chấp tại Ngân hàng rồi mới tiến hành thủ tục tách thửa.
Ngoài ra, trong trường hợp tách thửa đất thừa kế, pháp luật không có quy định cấm người thừa kế tách thửa đất thừa kế. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc một trong các trường hợp sau mà không thực hiện khai nhận di sản thừa kế thì sẽ không thực hiện thủ tục tách thửa được: 
- Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật.
- Những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản.

4. Những rủi ro bạn có thể gặp phải

- Khó khăn trong việc tiếp cận thông tin quy hoạch chính xác. 
- Không hiểu rõ về các thủ tục, các khoản phí cũng như các quy định cần biết dẫn đến mất nhiều công sức, thời gian, tốn kém chi phí.

5.  GNha giúp gì được cho bạn?

Thủ tục tách thửa trên thực tế không quá phức tạp, khó khăn. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ về quy trình thủ tục, các quy định về điều kiện, các loại phí cũng như chưa có kinh nghiệm xử lý hồ sơ sẽ tốn khá nhiều công sức và chi phí của bạn. GNha là đơn vị có kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực pháp lý bất động sản có thể đảm bảo an toàn, tiết kiệm thời gian và chi phí phát sinh không đáng có cho bạn; giảm rắc rối trong quá trình thực hiện hồ sơ.
Hãy liên hệ GNha để được tư vấn, hỗ trợ về vấn đề này.

Tags:
DANH MỤC (9)
LIÊN QUAN Xem tất cả