Gnhà
home
logo_light
home
logo_light
TRANG CHỦPHÁP LÝ BĐS
LIÊN HỆHƯỚNG DẪN
Ký gửi BĐS

Đề xuất đánh thuế 20% lãi chuyển nhượng BĐS - siết chặt hay cản trở thị trường?

16 days ago
1900 58 88 57.png

Đề xuất đánh thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản đang gây nhiều tranh cãi trong giới đầu tư. Liệu đây có phải là giải pháp siết chặt quản lý thuế hay sẽ khiến thị trường BĐS đình trệ? Cùng phân tích tác động của chính sách này và những kịch bản có thể xảy ra!

1. Đề xuất đánh thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản

Tại hội thảo về thuế thu nhập cá nhân do Báo Lao động tổ chức cuối tuần qua, nhiều chuyên gia đã đề xuất thay đổi cách tính thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản nhằm đảm bảo công bằng và hạn chế thất thu ngân sách.

PGS.TS P.H.N., Phó Viện trưởng Ngân hàng - Tài chính (Đại học Kinh tế Quốc dân), đề xuất chỉ thu thuế khi bán nhà có lãi, với mức 20% trên chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Theo ông, cách tính này phản ánh chính xác thu nhập thực tế, đồng thời giúp ngăn chặn tình trạng lách thuế.

Đồng quan điểm, TS. N.N.T. (Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội) đề xuất áp dụng mức thuế 20% trên thu nhập thực tế của người bán. Với các trường hợp không đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh để tính lãi lỗ, ông đề nghị áp dụng mức thuế ấn định 1-2% dựa trên bảng giá đất của UBND các tỉnh, thành phố.

Theo PGS.TS P.H.N., việc áp thuế theo chênh lệch giá mua - bán sẽ góp phần hạn chế tình trạng đẩy giá bất động sản lên cao. Ông cho rằng khi chính sách thuế được thực thi nghiêm ngặt, các doanh nghiệp địa ốc cũng sẽ phải cân nhắc kỹ hơn về giá bán, giúp thị trường vận hành minh bạch, thực chất hơn.

Tuy nhiên, một số chuyên gia lại bày tỏ quan ngại về tính khả thi của đề xuất này. Ông P.T.T., chuyên gia pháp lý bất động sản, cho rằng nếu không có cơ chế xác định chi phí đầu vào chính xác, chính sách này sẽ khó triển khai. Đặc biệt, đối với các trường hợp bất động sản được thừa kế, tặng cho, việc xác định giá đầu vào là một bài toán nan giải.

Ngoài ra, rủi ro lách thuế vẫn tồn tại nếu hai bên giao dịch cố tình kê khai mức giá bán thấp hơn thực tế. "Lúc này, Nhà nước còn hao hụt ngân sách hơn phương pháp thu thuế 2% trên mỗi hợp đồng chuyển nhượng", ông T. nói.

Theo ông T., phương pháp thu thuế 2% hiện nay mang tính cào bằng và chưa phù hợp với bản chất của thuế thu nhập cá nhân. Theo quy định từ năm 2015, mức thuế này được tính trên tổng giá trị giao dịch mà không xét đến việc người bán có lãi hay không. Điều này dẫn đến tình trạng kê khai hai giá, gây thất thu ngân sách và làm méo mó thị trường.

TS. N.N.T. nhận định cách thu 2% trên giá trị giao dịch có thể gây lạm thu, bởi thuế thu nhập cá nhân chỉ nên áp dụng trên phần lợi nhuận thực tế. Tuy nhiên, để chuyển sang phương pháp đánh thuế trên chênh lệch giá mua - bán, cơ quan thuế cần có hệ thống dữ liệu đầy đủ và minh bạch về các giao dịch bất động sản.

Hiện tại, dù cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế đã có chức năng tra cứu lịch sử giao dịch từ năm 2018, nhưng giá trị chuyển nhượng ghi trên hợp đồng vẫn chưa phản ánh đúng thực tế, gây khó khăn trong việc kiểm soát. Ngoài ra, việc xác định chi phí hợp lệ khi tính thu nhập chịu thuế cũng gặp nhiều thách thức, đặc biệt với các khoản chi như lãi vay, môi giới, hay những giao dịch diễn ra từ nhiều năm trước.

Để giải quyết vấn đề này, các chuyên gia đề xuất tăng cường công cụ kiểm soát thu nhập thực tế từ chuyển nhượng bất động sản. Một giải pháp khả thi là liên thông các dữ liệu từ giao dịch, công chứng, thuế và đăng ký giao dịch đất đai trên nền tảng điện tử, giúp minh bạch hóa thị trường.

Ở góc độ quản lý, PGS.TS P.H.N. nhấn mạnh rằng nếu áp dụng thuế 20% trên phần lãi, cần có chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với hành vi kê khai giá sai lệch. Việc này sẽ giúp hạn chế tình trạng "hai giá" (giá thực tế và giá kê khai khác nhau), đồng thời giúp Nhà nước thu thuế công bằng hơn. "Thị trường bị đẩy giá do môi giới, mua bán lòng vòng sẽ bị hạn chế tối đa", ông nhận định.

Xem thêm Đề xuất đánh thuế mua bán nhà đất theo thời gian sở hữu: Giải pháp kiểm soát đầu cơ? 

2. Kiểm tra “Giá tính thuế trên hợp đồng công chứng mua bán” tại GNha.vn

Khi thực hiện giao dịch mua bán BĐS, Giá tính thuế trên hợp đồng công chứng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến nghĩa vụ tài chính của bạn:

✅ Thuế TNCN: 2% giá trị giao dịch.

✅ Lệ phí trước bạ: 0,5% giá trị giao dịch.

🚨 Lưu ý quan trọng!

Luật thuế hiện nay có nhiều thay đổi, vì vậy, ghi đúng giá trị giao dịch trên hợp đồng công chứng là cách tốt nhất để tránh rủi ro pháp lý và các hậu quả không mong muốn như:

⚠ Hợp đồng mua bán bị hủy.

⚠ Không thể cập nhật quyền sở hữu trên giấy tờ.

⚠ Thậm chí có thể bị gán vào tội trốn thuế.

👉 GIẢI PHÁP:

- Sử dụng Bộ công cụ kiểm tra pháp lý BĐS của GNha.vn để tra cứu giá trị thuế mua bán BĐS tham khảo và đảm bảo giao dịch an toàn!

🔍 Kiểm tra ngay để tránh rủi ro: GNha.vn

3. Tra cứu toàn bộ thông tin pháp lý bất động sản tại GNha

Lưu ý rằng, các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Việc tìm kiếm sự tư vấn của chuyên gia, luật sư là rất quan trọng trong quá trình thực hiện các thủ tục pháp lý nhà đất, giao dịch mua bán bất động sản.

Về GNha

Với mong muốn tạo nên sự khác biệt và hỗ trợ tối ưu khách hàng cách kiểm tra các thông tin pháp lý, giảm thiểu rủi ro mất tiền tỷ trong quá trình mua bán. GNha mang đến bộ công cụ 5 giải pháp kiểm tra thông tin trực tuyến, chỉ cần ngồi tại nhà cũng có thể tìm hiểu rõ ràng các thông tin về nhà đất. Tại website GNha.vn hoặc ứng dụng điện thoại GNha, bạn có thể kiểm tra MIỄN PHÍ 5 thông tin pháp lý nhà đất buộc PHẢI BIẾT:

- Thông tin quy hoạch: đất thuộc loại quy hoạch gì? Có được xây nhà ở, kinh doanh không? Diện tích đất bị quy hoạch là bao nhiêu? Diện tích đất còn lại không bị quy hoạch là bao nhiêu? Lộ giới quy hoạch bao nhiêu?

- Thông tin xây dựng: nhà được xây bao nhiêu tầng? Được xây bao nhiêu % diện tích đất? Có được xây mới hay sửa chữa cải tạo không? Có nhân viên chuyên môn xuống kiểm tra hiện trạng thực tế.

- Giá trị của BĐS: giá trị thực tế của tài sản trên thị trường, là cơ sở để tham khảo, thương lượng giữa các bên,…

- Giá khai thuế mua bán: là cơ sở tham khảo để khai thuế khi giao dịch, tránh bị huỷ hợp đồng mua bán, không cập nhật mua bán được, hoặc thậm chí bị gán vào tội trốn thuế

- Thông tin ngăn chặn: chủ sở hữu là ai? Của cá nhân hay của các đồng sở hữu? Tài sản có được phép giao dịch không, có an toàn không?

Lưu ý: Các thông tin trên web và ứng dụng chỉ có giá trị tham khảo, vì việc tổng hợp các thông tin từ hàng ngàn dữ liệu có thể có sự sai lệch. Do đó khi muốn kiểm tra chuyên sâu, có tính chính xác cao nhất, bạn nên liên hệ trực tiếp với GNha. Điều này giúp bạn tránh được những rủi ro và lừa đảo trong quá trình mua bán nhà đất.

Thông tin liên hệ

Trụ sở: 1014 Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh GNha: 931 Hoàng Sa, Phường 11, Quận 3, TP.HCM

Hotline: 1900.58.88.57

Tiktok: https://www.tiktok.com/@gnhavn 

Facebook: https://www.facebook.com/giaiphaptaichinhnet 

Zalo: 0901627939

Tags:
thuế mua bán BĐS
thuế thu nhập cá nhân
thuế
DANH MỤC (9)
LIÊN QUAN Xem tất cả
Pháp lý bất động sản