DẤU TREO VÀ DẤU GIÁP LAI CÓ GÌ KHÁC NHAU?

9 months ago
Thiết kế chưa có tên.png

Trong thế giới pháp lý doanh nghiệp, Dấu Treo và Dấu Giáp Lai đóng vai trò quan trọng nhưng ít khi được chú ý. Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt và giá trị pháp lý của hai loại dấu này trong bài viết dưới đây.

1. Dấu treo là gì? 

Dấu treo là con dấu của doanh nghiệp dùng để đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên doanh nghiệp hoặc tên của phụ lục kèm theo văn bản chính.

1.1. Khi nào sử dụng dấu treo?

– Đánh dấu vào các tài liệu nội bộ để thông báo cho những người có liên quan của tổ chức hoặc công ty về sự tồn tại của tài liệu được đóng dấu.

– Đóng góc bên trái của liên đỏ để xác định thẩm quyền của cơ quan và thông tin chứa trong đó. Đồng thời, hạn chế việc làm giả hồ sơ, giấy tờ khác.

– Khi không có ủy quyền thì ghi rõ mục đích đóng dấu xác nhận vào văn bản này.

– Khi ban hành văn bản hoặc phụ lục phù hợp với quy định của pháp luật.

– Đóng dấu xác nhận trong các hóa đơn và bảng kê đính kèm hóa đơn. Theo quy định hiện hành, mọi hóa đơn giao cho khách hàng đều được đóng dấu treo. Khi đó, bên bán phải đáp ứng điều kiện là có giấy ủy quyền của người đứng đầu tổ chức, công ty. Ngoài ra, người bán phải trực tiếp ký, ghi đầy đủ, rõ ràng họ tên, chức năng, địa chỉ của mình trên hóa đơn.

Lưu ý: Việc đóng dấu treo lên tài liệu không khẳng định được giá trị pháp lý của văn bản đó mà chỉ nhằm khẳng định tài liệu được đóng dấu treo là một bộ phận của bản chính và/ hoặc để xác nhận nội dung văn bản, tránh việc giả mạo giấy tờ hay thay đổi tài liệu.

1.2. Cách đóng dấu treo

– Trường hợp đóng lên văn bản chính: dấu treo được đóng lên trang đầu, bao trùm một phần tên của pháp nhân có con dấu.

– Trường hợp đóng trên phụ lục: dấu được đóng trùm lên một phần tên của mỗi phụ lục

2. Dấu giáp lai là gì?

Dấu giáp lai là con dấu của doanh nghiệp dùng để đóng lên mép phải của các tờ của 01 văn bản sao cho khi ghép tất cả các tờ tạo thành hình con dấu doanh nghiệp.

Việc đóng dấu giáp lai nhằm đảm bảo tính chân thực của từng tờ trong văn bản, góp phần đảm bảo sự khách quan của tài liệu, tránh việc thay thế, thay đổi các nội dung trong tài liệu hoặc cố tình làm sai lệch kết quả đã thể hiện trong văn bản trước đó.

2.1. Khi nào sử dụng dấu giáp lai?

Dấu giáp lai thường được sử dụng tại các văn bản, hợp đồng, các loại giấy tờ,… có từ hai trang trở lên đối với văn bản in một mặt và từ ba trang trở lên đối với văn bản in hai mặt.

2.2. Cách đóng dấu giáp lai

– Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy.

– Mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.

– Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.

3. Sự khác nhau giữa dấu treo và dấu giáp lai

Phân biệt

Dấu treo

Dấu giáp lai

Trường hợp

– Văn bản bao gồm các phụ lục kèm theo.

– Bản sao của các văn bản do chính doanh nghiệp ban hành.

– Người ký văn bản không phải là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp hoặc không phải người quản lý doanh nghiệp có thẩm quyền sử dụng con dấu.

Một văn bản có từ 02 tờ trở lên đều có thể  đóng dấu giáp lai.

Mục đích

– Đóng dấu lên văn bản chính hoặc bản sao: Nhằm thừa nhận văn bản này do doanh nghiệp ban hành.

– Đóng dấu lên phụ lục: nhằm khẳng định văn bản được đóng dấu là một bộ phận của văn bản chính.

– Xác thực văn bản nhiều tờ.

– Xác thực thứ tự các tờ.

– Ngăn ngừa việc thay đổi giả mạo nội dung các tờ của văn bản đó.

Cách đóng dấu

– Trường hợp đóng dấu trên văn bản chính: Dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên doanh nghiệp.

– Trường hợp đóng dấu trên phụ lục: Dấu được đóng trùm lên một phần tên của mỗi phụ lục.

– Xòe văn bản thành hình cánh quạt hoặc xếp chồng các mép giấy song song với nhau.

– Đóng vào giữa các mép phải của các tờ, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.

Văn bản thường dùng

– Văn bản hành chính, văn bản nội bộ doanh nghiệp.

– Hợp đồng giao kết giữa các bên và phụ lục của các loại văn bản, hợp đồng này.

– Các loại hóa đơn, chứng từ kế toán.

– Bản sao các văn bản do doanh nghiệp sao y.

Tất cả các văn bản có từ 02 tờ trở lên.

Tính pháp lý

Dấu treo có giá trị tương tự như “công chứng”, “chứng thực”, thừa nhận văn bản này do doanh nghiệp ban hành hoặc khẳng định là một phần của văn bản chính.

Dấu giáp lai giúp xác định các tờ là 01 phần của văn bản, theo 01 thứ tự đặc định.

4. Tra cứu toàn bộ thông tin BĐS tại GNha

Việc hiểu rõ công dụng, giá trị pháp lý của từng loại dấu là điều rất quan trọng khi thực hiện các giao dịch cần đến những loại văn bản. Khi nắm rõ, bạn có thể bảo vệ bản thân khỏi những rủi ro không đáng có, như làm giả giấy tờ, mua nhà đất nhưng giao dịch không đúng người dẫn đến bị kẻ xấu lừa đảo chiếm đoạt tiền tỷ,...

Lưu ý rằng, các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Việc tìm kiếm sự tư vấn của chuyên gia pháp lý là rất quan trọng trong quá trình tham gia giao dịch.

Về GNha

Với mong muốn tạo nên sự khác biệt và hỗ trợ tối ưu khách hàng cách kiểm tra các thông tin pháp lý, giảm thiểu rủi ro mất tiền tỷ trong quá trình mua bán. GNha mang đến bộ công cụ 5 giải pháp kiểm tra thông tin trực tuyến, chỉ cần ngồi tại nhà cũng có thể tìm hiểu rõ ràng các thông tin về nhà đất. Tại website GNha.vn hoặc ứng dụng điện thoại GNha, bạn có thể kiểm tra MIỄN PHÍ 5 thông tin pháp lý nhà đất buộc PHẢI BIẾT:

- Thông tin quy hoạch: đất thuộc loại quy hoạch gì? Có được xây nhà ở, kinh doanh không? Diện tích đất bị quy hoạch là bao nhiêu? Diện tích đất còn lại không bị quy hoạch là bao nhiêu? Lộ giới quy hoạch bao nhiêu?

- Thông tin xây dựng: nhà được xây bao nhiêu tầng? Được xây bao nhiêu % diện tích đất? Có được xây mới hay sửa chữa cải tạo không? Có nhân viên chuyên môn xuống kiểm tra hiện trạng thực tế.

- Giá trị của BĐS: giá trị thực tế của tài sản trên thị trường, là cơ sở để tham khảo, thương lượng giữa các bên,…

- Giá khai thuế mua bán: là cơ sở tham khảo để khai thuế khi giao dịch, tránh bị huỷ hợp đồng mua bán, không cập nhật mua bán được, hoặc thậm chí bị gán vào tội trốn thuế

- Thông tin ngăn chặn: chủ sở hữu là ai? Của cá nhân hay của các đồng sở hữu? Tài sản có được phép giao dịch không, có an toàn không?

Lưu ý: Các thông tin trên web và ứng dụng chỉ có giá trị tham khảo, vì việc tổng hợp các thông tin từ hàng ngàn dữ liệu có thể có sự sai lệch. Do đó khi muốn kiểm tra chuyên sâu, có tính chính xác cao nhất, bạn nên liên hệ trực tiếp với GNha. Điều này giúp bạn tránh được những rủi ro và lừa đảo trong quá trình mua bán nhà đất.

Thông tin liên hệ

Trụ sở: 1014 Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh GNha: 931 Hoàng Sa, Phường 11, Quận 3, TP.HCM

Hotline: 1900.58.88.57

Tiktok: https://www.tiktok.com/@gnhavn 

Facebook: https://www.facebook.com/giaiphaptaichinhnet 

Zalo: 0901627939

Tags:
dấu treo
dấu giáp lai
DANH MỤC (9)
LIÊN QUAN Xem tất cả
Pháp lý bất động sản