5 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HOÀN CÔNG
Việc hoàn công là điều kiện để có sổ đỏ và thực hiện giao dịch. Nếu ngôi nhà chưa hoàn công, bạn có thể gặp khó khăn trong việc chuyển nhượng và cần phải chi trả chi phí hoàn công. Đồng thời, khi chủ cũ không hợp tác, bạn có thể đối mặt với nhiều rắc rối. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số thông tin về hoàn công, mời các bạn cùng theo dõi.
1. Hoàn công là gì?
Hiện nay, pháp luật chưa giải thích cụ thể khái niệm về hoàn công là gì. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu rằng đó là quy trình xác nhận thi công đã hoàn thành công trình xây dựng sau khi có giấy phép xây dựng và kiểm tra đạt chất lượng kỹ thuật thi công có nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng.
2. Trường hợp được miễn giấy phép xây dựng
Ngoài một số công trình được miễn giấy phép xây dựng theo Khoản 2, Điều 89 của Luật Xây dựng 2014 như: Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa,... Ngoài những trường hợp trên thì mọi trường hợp khác đều phải thông qua thủ tục cấp phép xây dựng.
Như vậy, các công trình xây dựng tại đô thị đều phải thông qua thủ tục cấp phép xây dựng, còn nhà ở tại nông thôn nếu là nhà ở riêng lẻ, xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa thì được miễn giấy phép xây dựng.
3. Quy Trình Thực Hiện Hoàn Công
Bước 1: Nộp giấy đề nghị hoàn công
Chủ đầu tư, chủ sở hữu sau khi đã hoàn thiện thi công công trình thì trực tiếp tới Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thi công công trình để gửi giấy đề nghị hoàn công. Đây cũng là bước quan trọng của việc hoàn công đối với giấy phép xây dựng tạm.
Bước 2: Nghiệm thu công trình
Sau khi đã tiếp nhận giấy đề nghị của các cá nhân, tổ chức, phía cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm tra trực tiếp công trình. Sau đó, tự làm biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng. Trong biên bản này, các bên liên quan sẽ phải cùng ký để đảm bảo trách nhiệm liên đới. Sau khi đã có biên bản nghiệm thu công trình, người đề nghị hoàn công sẽ mang hồ sơ bao gồm biên bản nghiệm thu cùng một số giấy tờ khác tới cơ quan chức năng có thẩm quyền để đề nghị hoàn công.
Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính
Khi nộp giấy đề nghị hoàn công, người đề nghị cần phải đóng lệ phí tại cơ quan thuế theo đúng quy định của nhà nước.
Nơi nộp hồ sơ hoàn công xây dựng:
- Tại Sở Xây dựng: đối với những công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp 1, công trình tôn giáo, di tích lịch sử, miếu đình, tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng, công trình trên các tuyến, trục đường chính TP do UBND TP quy định.
- Tại UBND quận, huyện: nhà ở riêng lẻ của người dân và các công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính quận, huyện.
- UBND xã: nhà ở riêng lẻ ở điểm khu dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng thuộc địa giới hành chính xã.
4. Lệ phí và thuế
- Lệ phí: bao gồm lệ phí trước bạ (1% tổng giá trị và lệ phí bản vẽ (phụ thuộc từng đơn vị thực hiện)
+ Trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ: nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tạo lập thông qua hình thức phát triển riêng lẻ
- Thuế:
+ Trường hợp có bao thầu nguyên vật liệu: Thuế giá trị gia tăng (GTGT): 3%, thuế thu nhập cá nhân (TNCN): 1,5%
+ Trường hợp không thầu nguyên vật liệu: Thuế giá trị gia tăng (GTGT): 5%, thuế thu nhập cá nhân (TNCN): 2%
Nếu hộ gia đình, cá nhân tự xây nhà không phải người nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.
5. Hồ sơ cần có
Để hoàn công cần chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ :
- Bộ đơn hoàn công tại văn phòng đăng ký đất đai
- Giấy phép xây dựng:
- Hợp đồng xây dựng ký kết giữa các bên (nếu có):
- Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
- Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản thẩm định bản vẽ thiết kế xây dựng công trình.
- Bản vẽ hoàn công
- Các báo cáo về kết quả kiểm định, thử nghiệm (nếu có).
- Giấy tờ, hồ sơ xác nhận về an toàn PCCC, vận hành thang máy của các đơn vị, cơ quan Nhà nước đối với công trình xây dựng đó (nếu có).
- Hóa đơn thuế Xây dựng VAT
- Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận
6. Liên hệ để nhận hỗ trợ tư vấn từ GNha
Thực tế cho thấy, có những trường hợp do giá mua bán rẻ hơn so với thị trường hoặc không am hiểu tường tận về hoàn công mà người mua đã chấp nhận bỏ ra toàn bộ số tiền tiết kiệm của mình để mua nhà để rồi nhận lại kết quả không như mong muốn. Trường hợp này muốn hoàn công, cần phải có sự hỗ trợ của người bán để hoàn tất việc hoàn công mới được đứng tên sở hữu. Tuy nhiên, điều này sẽ khó ra sổ đỏ khi người bán không hợp tác hoặc người bán chết.
Mặt khác, khi hoàn công các chi phí hoàn công và các chi phí phát sinh khác ai là người chịu trách nhiệm nộp? Rất hiếm trường hợp người bán chấp nhận thanh toán chi phí này, việc này đồng nghĩa với việc người mua phải chấp nhận chịu các chi phí phát sinh để được đứng tên chủ sở hữu. Ngoài ra, nếu việc xây dựng sai so với bản vẽ xin xây dựng thì việc hoàn công sẽ gặp rất nhiều khó khăn, bế tắc, không được đứng tên chủ sở hữu.
Qua bài viết này, GNha hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về hoàn công và những thông tin liên quan đến hoàn công nhằm giúp bạn suy nghĩ kỹ trước khi bạn quyết định mua nhà để tránh rủi ro, thiệt hại không đáng có. Để biết thêm chi tiết những vấn đề liên quan đến pháp lý mà bạn đang gặp phải, vui lòng liên hệ GNha đối tác đáng tin cậy của bạn thông qua hotline: 1900588857 hoặc website GNha.vn.