TRẮNG TAY KHI MUA NHÀ XÂY DỰNG KHÔNG PHÉP

10 months ago
Nội dung đoạn văn bản của bạn.png

Sau sự việc cưỡng chế, buộc tháo dỡ nhà xây dựng không phép tại quận Bình Tân, người dân đối mặt với cảnh vừa mất trắng tiền mua nhà vừa không còn nhà để ở.

Mới đây, UBND quận Bình Tân đã ra quyết định xử lý vi phạm hành chính và thực hiện cưỡng chế, buộc tháo dỡ 170 căn nhà xây dựng không phép, trả lại hiện trạng ban đầu.

Theo báo cáo của chính quyền địa phương, tại địa bàn phường Tân Tạo có khoảng 170 căn nhà phố mọc lên trên đất nông nghiệp chưa chuyển đổi mục đích, thậm chí là đất quy hoạch công trình công cộng.

Được biết, những căn nhà này xây dựng từ những năm 2017, với con số lên đến khoảng 400 - 500 căn. Nhưng đến tháng 4 năm 2023 thì mới bị xử lý.

Do mua phải nhà xây dựng không phép nên người dân không được đền bù, bồi thường. Chính quyền địa phương cho biết người dân bị cưỡng chế cũng không được hỗ trợ di dời hay tạm cư, ngược lại toàn bộ chi phí thực hiện tháo dỡ nhà người dân phải chịu.

Hàng trăm căn nhà xây dựng không phép xuất phát từ các nguyên nhân: chủ nhà không muốn mất thêm chi phí để hoàn công hoặc tâm lý xây dựng mới sai phép, bán nhanh không mất thời gian chờ lấy giấy phép xây dựng. Vì những căn nhà trên không được công nhận về mặt pháp lý cũng như không thể thực hiện thủ tục mua bán theo quy định của pháp luật dẫn đến việc chủ nhà bán nhà cho người dân bằng giấy tờ tay tiềm ẩn những hậu quả nghiêm trọng cho người đang cư trú.

Hiện nay trong tay những người cư trú đều không có giấy tờ sở hữu, mua bán hợp pháp và bắt buộc phải đối mặt với cảnh vừa mất trắng vài tỷ tiền mua nhà vừa không còn nhà để ở.

Thủ tục xin phép xây dựng cho phần xây dựng thêm

Xin giấy phép xây dựng là gì?

Xin giấy phép xây dựng là một quy trình pháp lý quan trọng khi bắt đầu các dự án xây dựng tại một khu vực cụ thể. Giấy phép này là văn bản pháp lý quy định quyền của chủ đầu tư để thực hiện việc xây dựng công trình và đảm bảo rằng công trình được xây dựng tuân thủ các quy định, chuẩn mực an toàn, môi trường và kiến trúc. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về thủ tục xin giấy phép xây dựng tại Việt Nam.

Các thủ tục xin giấy phép xây dựng 

Thu thập thông tin và tư vấn: Trước khi bắt đầu quy trình xin giấy phép xây dựng, chủ đầu tư cần thu thập thông tin chi tiết về dự án và nắm rõ các quy định, hạn chế và yêu cầu về xây dựng tại khu vực địa phương. Tham khảo ý kiến tư vấn với các chuyên gia xây dựng, kiến trúc sư hoặc chuyên viên pháp lý là một bước quan trọng để đảm bảo hiểu rõ quy trình và đáp ứng đúng các yêu cầu pháp lý.

Hoàn thiện hồ sơ đề xuất xây dựng: Chủ đầu tư cần hoàn thiện hồ sơ đề xuất xây dựng bao gồm các tài liệu như: bản vẽ thiết kế, dự toán kinh phí xây dựng, bản giới thiệu dự án, bản sao chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân của chủ đầu tư và các giấy tờ liên quan khác.

Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép: Sau khi hoàn thiện hồ sơ đề xuất xây dựng, chủ đầu tư nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý xây dựng địa phương theo đúng quy định. Cơ quan này sẽ tiến hành kiểm tra và xem xét hồ sơ để đảm bảo tính đầy đủ và hợp lệ của thông tin.

Kiểm tra và thẩm định hồ sơ: Cơ quan quản lý xây dựng sẽ tiến hành kiểm tra và thẩm định hồ sơ đề xuất xây dựng. Quá trình này có thể mất một thời gian tùy thuộc vào độ phức tạp của dự án và tình hình làm việc của cơ quan.

Cấp giấy phép xây dựng: Nếu hồ sơ đề xuất xây dựng đáp ứng đủ các yêu cầu pháp lý và quy định, cơ quan quản lý xây dựng sẽ cấp giấy phép xây dựng cho chủ đầu tư. Giấy phép này xác định quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong quá trình xây dựng công trình và thời gian thực hiện dự án.

Quy định về việc xây dựng không phép

Việc xây dựng không phép sẽ khiến cho chủ sở hữu bị xử lý vi phạm hành chính về xây dựng lên đến hàng triệu đồng. Cụ thể, mức phạt tiền cho việc xây dựng sai phép được quy định tại điểm a khoản 7 điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP:

Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;

Ngoài mức phạt tiền cụ thể nêu trên, chủ sở hữu ngôi nhà phải buộc khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm c khoản 15 điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.

c) Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm với các hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 9, khoản 10, khoản 12, khoản 13 Điều này.

Cách để nhận biết nhà có xây dựng sai phép hay không.

Đọc sổ và so sánh sơ đồ trong sổ với hiện trạng nhà

Đọc sổ là một cách chính xác nhất và thuận tiện mà không cần phải mất công sức đi ra cơ quan nhà nước kiểm tra hoặc không cần đơn vị pháp lý hỗ trợ nào đó là một lợi thế. Tuy nhiên, việc đọc sổ cũng phải tùy thuộc vào trình độ của người đọc bởi vì đọc sổ không đơn giản chỉ có mỗi hiện trạng ngôi nhà mà bao gồm cả pháp lý, mà muốn hiểu hết thì rất là phức tạp. Nếu không đọc sổ chuẩn thì dẫn đến việc giao dịch không thành công cũng như rắc rối từ phía cơ quan có thẩm quyền.

Nhờ đơn vị hỗ trợ pháp lý uy tín và có kinh nghiệm

Với kinh nghiệm hơn một thập kỷ, GNha đã giải quyết trọn vẹn và toàn diện hồ sơ xin phép xây dựng thành công tại TP.HCM giúp một lượng lớn giao dịch được hoàn thành, suôn sẻ cũng như tránh được thực trạng phải mất trắng tay vì mua nhà xây dựng không phép.

Từ thực trạng trên, có thể thấy việc kiểm tra pháp lý nhà đất là điều tiên quyết và bắt buộc phải làm trước khi thực hiện mua bán, để biết tài sản có an toàn để giao dịch hay không, nhà có đúng hiện trạng không.

Bạn cần kiểm tra kỹ thông tin quy hoạch để biết đất thuộc loại quy hoạch gì, bị quy hoạch 1 phần hay toàn bộ diện tích, có được phép xây dựng nhà ở không, có bị GIẢI TỎA TRẮNG khi Nhà nước thu hồi đất không,… Ngoài những thông tin trên, Gnha còn có những dịch vụ hữu ích khác liên quan, giúp cuộc giao dịch tăng tỷ lệ thành công, suôn sẻ hơn.

Nếu có thắc mắc nào hoặc có nhu cầu hỗ trợ về lĩnh vực xây dựng, thông tin của ngôi nhà hãy liên hệ ngay đến số hotline: 1900.58.88.57 để được tư vấn.

Tags:
DANH MỤC (9)
LIÊN QUAN Xem tất cả