Gnhà
home
logo_light
home
logo_light
TRANG CHỦPHÁP LÝ BĐS
LIÊN HỆHƯỚNG DẪN
Ký gửi BĐS

TRẢ HỒ SƠ DO NHÀ SAI HIỆN TRẠNG - NGƯỜI MUA TỔN THẤT NẶNG NỀ

a year ago
Business.png

Hiện nay, vì ham nhà giá rẻ và không nắm rõ các thông tin về pháp lý bất động sản, người mua dễ rơi vào tình trạng mất tiền oan, gây tốn thời gian, công sức, thậm chí bị trả hồ sơ vì mua phải nhà sai hiện trạng. Bài viết dưới đây sẽ giải thích những vấn đề liên quan đến việc làm sao nhận biết nhà sai hiện trạng cũng như những rủi ro mang lại đặc biệt cho những ai mới mua nhà lần đầu.

1. Nhà sai hiện trạng là gì?

Đây là tình trạng nhà xây trên thực tế không khớp với trên sổ do chủ nhà tự ý xây hoặc sửa chữa nhưng không thực hiện xin phép xây dựng, hoàn công.

Ngoài ra, theo khoản 4 Điều 12 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020 còn có quy định nghiêm cấm việc “Xây dựng công trình không đúng quy hoạch xây dựng, trừ trường hợp có giấy phép xây dựng có thời hạn; vi phạm chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp”

2. Các rủi ro khi mua nhà sai hiện trạng:

-​ Không thể thực hiện việc đăng bộ sang tên tại văn phòng đăng ký đất đai vì hiện trạng nhà ở không đúng như trên giấy chứng nhận và Cơ quan tiếp nhận hồ sơ yêu cầu phải hủy hợp đồng, hoàn tất thủ tục đăng ký quyền sở hữu nhà ở cho đúng hiện trạng thì mới được chuyển nhượng. 

- ​Rủi ro cho bên mua: không biết nên xoay xở thế nào vì khi đó tiền thì đã thanh toán, hợp đồng cũng đã công chứng mới phát hiện nhà chuyển nhượng sai hiện trạng, chưa thực hiện hoàn công và chưa làm sổ hồng mới.

- ​Gây mất thời gian và chi phí: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phát hiện nhà xây dựng sai hiện trạng sẽ yêu cầu tháo dỡ, xử phạt vi phạm hành chính gây tốn thời gian và chi phí cho các bên.

- ​Cấu trúc nhà, hiện trạng nhà sẽ bị buộc thay đổi cho đúng với hiện trạng ghi nhận trên sổ 

- ​Trường hợp bên bán không thiện chí hợp tác, hoặc đã định cư ở nước ngoài bên mua có thể sẽ phát sinh rắc rối, chi một khoản chi phí không nhỏ trong việc tháo dỡ, thay đổi hiện trạng, hoàn công,…

3. Các cách để kiểm tra nhà có sai hiện trạng hay không:

-​ Đọc sổ và so sánh với hiện trạng thực tế sơ đồ trên sổ hoặc bản vẽ xây dựng: Đây là cách nhanh chóng và thuận tiện nhất vì không cần phải mất công sức đi ra cơ quan nhà nước kiểm tra hoặc không cần đơn vị pháp lý hỗ trợ. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi người mua phải có kỹ năng và hiểu biết nhất định trong việc đọc sổ và dễ bỏ qua nhiều chi tiết do chỉ nhìn bằng thường mà không tiến hành đo vẽ hay có đơn vị chuyên môn hỗ trợ. Người mua đa số chỉ có thể nhận biết đối với những tình trạng xây dựng sai hiện trạng quá rõ ràng như xây dư số tầng, ban công.

-​ Liên hệ các cơ quan địa chính tại phường, xã: việc này có giới hạn người yêu cầu kiểm tra chỉ chủ sở hữu mới có thể liên hệ để yêu cầu kiểm tra hiện trạng và phải mất một khoảng thời gian dài để có kết quả theo yêu cầu

- ​Liên hệ các công ty xây dựng, công ty đo đạc có chuyên môn để kiểm tra hiện trạng

4. Tra cứu toàn bộ thông tin BĐS tại GNha

Kết Luận: Mua Nhà Là Một Hành Trình Phức Tạp, Hãy Bắt Đầu Bằng Phương Pháp Đúng Đắn!

Hiểu và nắm rõ những điều trên không chỉ giúp bạn mua nhà an toàn mà còn tạo nên cuộc sống mà bạn luôn mơ ước. Dù là nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm hay người lần đầu mua nhà, bạn đều có thể đưa ra quyết định hợp lý, an tâm khi xuống tiền.

Hãy nhớ rằng, thông tin trong bài viết chỉ mang tính sơ lược, tham khảo. Thực tế nhà sai hiện trạng có muôn hình muôn vẻ mà người mua khó có thể xác định cũng như không thể lường trước được những rủi ro tiềm ẩn. Do đó, người mua cần tìm đến sự tư vấn của chuyên gia trong lĩnh vực này để tránh mất thời gian và phát sinh rắc rối không đáng có.
Về GNha

Với mong muốn tạo nên sự khác biệt và hỗ trợ tối ưu khách hàng cách kiểm tra các thông tin pháp lý, giảm thiểu rủi ro mất tiền tỷ trong quá trình mua bán. Nhà mang đến bộ công cụ 5 giải pháp kiểm tra thông tin trực tuyến, chỉ cần ngồi tại nhà cũng có thể biết rõ ràng các thông tin về nhà đất mà bạn đang tìm hiểu. Tại website Gnha.vn hoặc ứng dụng điện thoại Gnha, bạn có thể kiểm tra MIỄN PHÍ 5 thông tin pháp lý nhà đất mà bạn buộc PHẢI BIẾT:

-     Thông tin quy hoạch: đất thuộc loại quy hoạch gì, có được xây nhà ở, kinh doanh không, diện tích đất bị quy hoạch là bao nhiêu, diện tích đất còn lại không bị quy hoạch là bao nhiêu, lộ giới quy hoạch bao nhiêu,…

-     Thông tin xây dựng: nhà được xây bao nhiêu tầng, được xây bao nhiêu % diện tích đất, có được xây mới hay sửa chữa cải tạo không, có nhân viên chuyên môn xuống kiểm tra hiện trạng thực tế…

-     Giá trị của BĐS: giá trị thực tế của tài sản trên thị trường, là cơ sở để tham khảo, thương lượng giữa các bên,…

-     Giá khai thuế mua bán: là cơ sở tham khảo để khai thuế khi giao dịch, tránh bị huỷ hợp đồng mua bán, không cập nhật mua bán được, hoặc thậm chí bị gán vào tội trốn thuế

-     Thông tin ngăn chặn: chủ sở hữu là ai, của cá nhân hay của các đồng sở hữu, tài sản có được phép giao dịch không, có an toàn không

Lưu ý: Các thông tin trên web và ứng dụng chỉ có giá trị tham khảo, vì việc tổng hợp các thông tin từ hàng ngàn dữ liệu có thể có sự sai lệch. Do đó khi muốn kiểm tra chuyên sâu, có tính chính xác cao nhất, bạn nên liên hệ trực tiếp với GNha. Điều này giúp bạn tránh được những rủi ro và lừa đảo trong quá trình mua bán nhà đất.

Tags:
sai hiện trạng
DANH MỤC (9)
LIÊN QUAN Xem tất cả
Pháp lý bất động sản