TÁCH THỬA ĐẤT CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ?
Thủ tục tách thửa trên thực tế không quá phức tạp, tuy nhiên việc không hiểu rõ về vấn đề này sẽ khiến người thực hiện tốn khá nhiều công sức và chi phí.
1. Tách thửa đất
Tách thửa quyền sử dụng đất là quá trình chia nhỏ một thửa đất có diện tích lớn thành các phần nhỏ hơn, mỗi phần được cấp quyền sử dụng đất riêng lẻ cho một chủ sử dụng đất khác nhau. Quá trình này được thực hiện thông qua các thủ tục pháp lý như đăng ký tách thửa và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ sử dụng mới.
Việc tách thửa quyền sử dụng đất thường được thực hiện khi một thửa đất có diện tích lớn bị chia sẻ giữa các chủ sử dụng khác nhau hoặc khi một chủ sử dụng muốn chuyển nhượng một phần đất của mình.
2. Thực trạng tách thửa đất hiện nay
Trên thực tế, hiện nay vấn đề tách thửa phát sinh rất nhiều vấn đề khác dẫn đến việc không được tách thửa.
Ví dụ như trường hợp xin tách thửa đất không có đường đi. Nguyên tắc để tách thửa một lô đất là phải có đường đi cho các thửa bên trong, tức là phải làm một lối đi chung. Nếu đất không có lối đi ra đường công cộng thì cơ quan chức năng sẽ phải kiểm tra, xem xét rồi mới ra quyết định có được tách thửa hay không.
Hay trường hợp xin tách thửa đất đang thế chấp tại ngân hàng, khi thế chấp quyền sử dụng đất thì ngân hàng sẽ giữ bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhưng để thực hiện tách thửa thì phải có giấy chứng nhận kèm theo. Do đó, trong trường hợp này phải giải chấp tại Ngân hàng rồi mới có thể tiến hành thủ tục tách thửa.
Ngoài ra, trong trường hợp tách thửa đất thừa kế, pháp luật không có quy định cấm người thừa kế tách thửa đất thừa kế. Tuy nhiên, theo Khoản 1 Điều 58 Luật Công chứng năm 2014 quy định về khai nhận di sản thừa kế như sau:
Điều 58. Khai nhận di sản thừa kế
1. Khi một người chết mà không có di chúc, theo quy định của pháp luật thì những người thừa kế có quyền yêu cầu công chứng viên chứng nhận văn bản khai nhận di sản.
2. Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo pháp luật đều thỏa thuận không phân chia di sản mà chỉ có một người thừa kế yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản thì văn bản khai nhận di sản đó được công chứng theo yêu cầu của người đó.
Như vậy, nếu bạn thuộc một trong hai trường hợp trên mà không thực hiện khai nhận di sản thừa kế thì sẽ không thực hiện thủ tục tách thửa được. Lý do là vì, khai nhận di sản thừa kế là thủ tục pháp lý bắt buộc để xác định quyền thừa kế của người thừa kế, trên cơ sở đó mới có thể thực hiện các quyền khác liên quan đến di sản thừa kế, bao gồm cả quyền tách thửa đất thừa kế.
3. Điều kiện để được tách thửa đất
Căn cứ theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất Đai 2013 quy định:
“Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.”
4. Một số lưu ý khi tách thửa đất
Thứ nhất, diện tích tối thiểu tách thửa của các địa phương là khác nhau, bạn cần tham khảo Quyết định của ủy ban nhân dân tỉnh nơi có đất để biết về diện tích tối thiểu được quy định.
Thứ hai, việc tiến hành các thủ tục tách thửa phải được dựa trên thời điểm ban hành Nghị định, Quyết định, Thông tư chứ không phân biệt đất có nhà hay không có nhà.
Thứ ba, kiểm tra quy hoạch, trường hợp đất thuộc dự án quy hoạch phải thu hồi thì bạn không thể thực hiện tách thửa.
Kiểm tra quy hoạch tại đây.
Thứ tư, tại khu đất tách thửa đất ở, chủ thể có quyền sử dụng đất phải thực hiện đúng hạ tầng kỹ thuật theo quy định của nhà nước, phải đảm bảo phù hợp quy hoạch được duyệt và kết nối đồng bộ với hạ tầng khu vực.
Thủ tục tách thửa trên thực tế không quá phức tạp, khó khăn. Tuy nhiên, việc không hiểu rõ về quy trình thủ tục, các quy định về điều kiện, các loại phí cũng như chưa có kinh nghiệm xử lý hồ sơ sẽ tốn khá nhiều công sức và chi phí, cùng hàng loạt vấn đề phát sinh như khó khăn trong việc tiếp cận thông tin quy hoạch chính xác, không hiểu rõ về các thủ tục, các khoản phí cũng như các quy định cần biết dẫn đến mất nhiều công sức, thời gian, tốn kém chi phí. Do chưa nắm rõ được các trình tự xử lý cũng như kinh nghiệm xử lý hồ sơ thì rất dễ dẫn đến xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ những hộ gia đình, cá nhân được tách thửa.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn, tiết kiệm thời gian và chi phí, bạn có thể tham vấn bởi các đơn vị có kinh nghiệm, chuyên môn trong lĩnh vực pháp lý bất động sản. GNha là đơn vị có kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực pháp lý bất động sản có thể đảm bảo an toàn, tiết kiệm thời gian và chi phí phát sinh không đáng có cho bạn, giảm rắc rối trong quá trình thực hiện hồ sơ.