Gnhà
home
logo_light
home
logo_light
TRANG CHỦPHÁP LÝ BĐS
LIÊN HỆHƯỚNG DẪN

Sổ tiết kiệm ngân hàng có phải di sản thừa kế

2 years ago
276f18a8-327e-11ee-8db3-0242ac130002.jpeg

1. Di sản là gì?

- Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Còn tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
Vì vậy, có thể hiểu sổ tiết kiệm ngân hàng cũng là một trong những di sản để thừa kế.
- Tuy nhiên, trong trường hợp sổ tiết kiệm là tài sản chung của vợ chồng hoặc tài sản chung với người khác thì khi người đứng tên trong sổ tiết kiệm chết, người còn lại phải chứng minh được số tiền trong sổ tiết kiệm là tài sản chung.
- Bài viết này chỉ xét đến trường hợp sổ tiết kiệm là tài sản riêng của người đứng tên trên sổ tiết kiệm. Do đó, khi chủ sở hữu sổ tiết kiệm chết, số tiền trong sổ tiết kiệm được coi là di sản thừa kế và sẽ được chia theo di chúc hoặc chia theo pháp luật.
► Như vậy, khi muốn rút sổ tiết kiệm ở ngân hàng của người đã chết thì phải thực hiện thủ tục phân chia di sản thừa kế.

2. Ai có quyền hưởng di sản thừa kế là sổ tiết kiệm?

a. Trường hợp có di chúc:
- Tất cả các các nhân, tổ chức có tên trong di chúc và đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. 
- Tuy nhiên, trong trường hợp nếu cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên; con đã thành niên mà không có khả năng lao động nếu không có tên trong di chúc thì vẫn được hưởng một phần di sản tối thiểu bằng 2/3 một suất thừa kế. 
Hiện nay, pháp luật chỉ quy định về hai hình thức di chúc là di chúc miệng và di chúc bằng văn bản, chưa có quy định di chúc bằng hình thức ghi hình. Vì vậy nên lập di chúc bằng văn bản, có công chứng hoặc chứng thực, lưu ý để lại cho cha mẹ một phần di sản theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự nói trên để di chúc có hiệu lực, tránh việc kiện tụng, tranh chấp sau này.
b. Trong trường hợp thừa kế theo pháp luật
- Hàng thừa kế thứ 1: Vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; 
- Hàng thừa kế thứ 2: Ông bà nội; ông bà ngoại; anh, chị, em ruột của người chết; cháu ruột gọi người chết là ông bà nội, ông bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ 3: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; chắt ruột gọi người chết là cụ nội, cụ ngoại; cháu ruột gọi người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.
Như vậy, những người thuộc hàng thừa kế của người chết sẽ được hưởng thừa kế đối với sổ tiết kiệm của người chết. Mỗi người được hưởng một phần bằng nhau. Hàng thừa kế sau chỉ được hưởng khi không còn ai ở hàng thừa kế trước đó.
Tuy nhiên, về thủ tục để được hưởng thừa kế từ sổ tiết kiệm thì không phải ai cũng biết và thực hiện một cách dễ dàng. Vì vậy chúng ta nên tìm đến những đơn vị uy tín và chuyên nghiệp để được tư vấn và hiểu rõ về quyền lợi và nghĩa vụ đồng thời hiểu rõ quy trình, thủ tục để được tránh rắc rối và mất thời gian.

Tags:
DANH MỤC (9)
LIÊN QUAN Xem tất cả
Pháp lý bất động sản