NHỮNG RỦI RO TIỀM ẨN KHI MUA BÁN NHÀ VI BẰNG
Mua bán nhà vi bằng (còn gọi là giấy vi bằng, giấy ủy quyền) có thể mang lại nhiều tiện ích, nhưng cũng đi kèm với một số rủi ro tiềm ẩn. Dưới đây là một số rủi ro cần lưu ý khi tham gia giao dịch nhà vi bằng:
1. Rủi ro pháp lý:
- Vi bằng không có giá trị thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác, không có chức năng như công chứng, chứng thực việc giao dịch mua bán nhà đất giữa các bên
→ Vi bằng chắc chắn không thể có giá trị thay thế hợp đồng mua bán nhà đất được công chứng theo đúng pháp luật.
→ Người mua nhà đất thông qua vi bằng sẽ không được pháp luật công nhận quyền sở hữu, dẫn đến không được sang tên sổ đỏ/sổ hồng.
→ Không được bảo vệ quyền lợi, đối mặt với nguy cơ mất trắng tiền tỷ nếu nhà không đủ điều kiện giao dịch, hoặc vướng pháp lý.
2. Rủi ro quy hoạch:
- Bị thu hồi, giải tỏa nhà đất không đền bù nếu nhà thuộc diện quy hoạch.
Vì căn cứ đền bù, bồi thường nhà đất dựa trên giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu, nhưng mua bán qua vi bằng không chứng minh được bạn có quyền đối với bất động sản đã giao dịch.
Do không được công nhận quyền sở hữu nên nếu Nhà nước thu hồi đất thì người mua cũng không được đền bù.
- Hậu quả là người mua vừa mất tiền tỷ lại không có nhà, nếu khởi kiện thì tốn không ít thời gian và rất phức tạp.
3. Rủi ro về thực hiện quyền đối với tài sản của mình:
Do việc mua bán không hợp pháp nên người mua mất tiền mà không được xây dựng theo mong muốn, không thể thế chấp tại Ngân hàng, và không thể chuyển nhượng lại cho người khác (do không đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
4. Rủi ro mua phải nhà đang thế chấp ngân hàng:
Như trường hợp cụ thể sau, bà M. dự định mua một căn nhà nhỏ ở Bình Dương.
Do thiếu kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm mua nhà, bà không biết rằng bên bán đã mang nhà đất đó thế chấp cho ngân hàng rồi lại tiếp tục bán cho bà thông qua hình thức lập vi bằng. Lúc này, hợp đồng mua bán không có giá trị, nên không dễ để bà M. đòi tiền lại từ người kia.
5. Rủi ro về tranh chấp:
Rất dễ phát sinh tranh chấp: Phần lớn nhà dạng này thuộc trường hợp không đủ điều kiện ký hợp đồng công chứng nên mới phải thực hiện giao dịch thông qua lập vi bằng, cụ thể như:
- Nhà sổ chung, có nhiều đồng sở hữu nhưng lại tự ý bán mà không có sự đồng ý của các chủ sở hữu còn lại;
- Nhà chưa có sổ đỏ;
- Nhà đang thế chấp Ngân hàng;
- Nhà chưa kê khai di sản thừa kế;
- Lừa bán nhà cho nhiều người để chiếm đoạt tiền;
- Nhà đang có tranh chấp với bên thứ ba nhưng lại tự ý bán;…
Nguy cơ phát sinh tranh chấp rất cao vì bạn không biết ai thực sự là người có quyền giao dịch bất động sản và bản thân bạn cũng không có gì đảm bảo bạn là người có quyền đối với bất động sản đó.
Khi có tranh chấp nhà đất xảy ra, do việc mua bán không có giá trị và bị vô hiệu nên hậu quả là các bên phải khôi phục lại hiện trạng ban đầu, hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận, cụ thể là “nhà trả nhà, tiền trả tiền”.
6. Rủi ro về việc lừa đảo, chiếm đoạt tiền:
Như trường hợp của anh T., anh dự định mua một căn nhà ở quận Tân Phú vì thấy tin đăng rao bán nhà trên mạng.
Bên bán ngỏ ý làm vi bằng thay thế hợp đồng chuyển nhượng và sẽ bán giá rẻ hơn gấp đôi, gấp ba cho anh, cụ thể là 800 triệu (trong khi giá thực tế gần 2 tỷ).
Do không tìm hiểu kỹ về hình thức này, cũng như đánh vào tâm lý mê giá rẻ, anh đồng ý và đặt cọc trước 300 triệu.
Sau khi đặt cọc, người bán tỏ vẻ không hợp tác, nhiều lần viện lý do từ chối gặp anh để tránh thực hiện tiếp giao dịch rồi chặn liên lạc.
Sốt ruột, anh tìm hiểu thì mới biết nhà này đã được bán cho nhiều người khác, cũng bằng hình thức lập vi bằng như anh. Biết mình bị lừa, anh vội đến cơ quan chức năng để được can thiệp, giải quyết nhưng đã 6 tháng trôi qua mà anh vẫn chưa nhận lại được tiền.
Xem thêm TẠI ĐÂY.
7. Rủi ro về an sinh xã hội và pháp lý nhân thân:
Nếu mua nhà để ở thông qua hình thức này, bạn sẽ không đủ điều kiện đăng ký hộ khẩu tại địa phương. Điều này có thể ảnh hưởng đến quyền lợi về an sinh xã hội, hưởng các chính sách y tế, giáo dục của gia đình.
8. Làm gì để hạn chế thiệt hại khi mua nhà vi bằng?
Nhà vi bằng muôn hình vạn trạng, người mua thường không lường trước được rủi ro tiềm ẩn. Vì vậy trước khi mua nhà dạng này, bạn nên tìm hiểu kỹ về nguồn gốc nhà, tình trạng pháp lý và chủ sở hữu thật sự của căn nhà.
Để biết những vấn đề trên, bạn khó có thể tự tìm hiểu một cách cặn kẽ. Vì vậy muốn an toàn, bạn nên tìm đến những đơn vị có uy tín, chuyên nghiệp để kiểm tra thông tin, tính pháp lý về căn nhà, về chủ sở hữu thật sự và thông tin quy hoạch tại nơi có căn nhà cần mua.
Tuy nhiên, GNha khuyên bạn không nên mua nhà thông qua hình thức lập vi bằng vì những rủi ro đã phân tích như trên. Nếu bạn không chắc chắn, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia pháp lý để đảm bảo bạn có thông tin đầy đủ và chính xác, đảm bảo nắm rõ hết mọi khía cạnh của giao dịch.
Xem thêm 5 ĐIỀU QUAN TRỌNG VỀ VI BẰNG TRONG GIAO DỊCH NHÀ ĐẤT CẦN PHẢI BIẾT ĐỂ TRÁNH LỪA ĐẢO, MẤT TÀI SẢN
9. Tra cứu toàn bộ thông tin BĐS tại GNha
Với mong muốn tạo nên sự khác biệt và hỗ trợ tối ưu khách hàng cách kiểm tra các thông tin pháp lý, giảm thiểu rủi ro mất tiền tỷ trong quá trình mua bán. GNha mang đến bộ công cụ 5 giải pháp kiểm tra thông tin trực tuyến, chỉ cần ngồi tại nhà cũng có thể biết rõ ràng các thông tin về nhà đất mà bạn đang tìm hiểu. Tại website Gnha.vn hoặc ứng dụng điện thoại Gnha, bạn có thể kiểm tra MIỄN PHÍ 5 thông tin pháp lý nhà đất mà bạn buộc PHẢI BIẾT:
- Thông tin quy hoạch: đất thuộc loại quy hoạch gì, có được xây nhà ở, kinh doanh không, diện tích đất bị quy hoạch là bao nhiêu, diện tích đất còn lại không bị quy hoạch là bao nhiêu, lộ giới quy hoạch bao nhiêu,…
- Thông tin xây dựng: nhà được xây bao nhiêu tầng, được xây bao nhiêu % diện tích đất, có được xây mới hay sửa chữa cải tạo không, có nhân viên chuyên môn xuống kiểm tra hiện trạng thực tế…
- Giá trị của BĐS: giá trị thực tế của tài sản trên thị trường, là cơ sở để tham khảo, thương lượng giữa các bên,…
- Giá khai thuế mua bán: là cơ sở tham khảo để khai thuế khi giao dịch, tránh bị huỷ hợp đồng mua bán, không cập nhật mua bán được, hoặc thậm chí bị gán vào tội trốn thuế
- Thông tin ngăn chặn: chủ sở hữu là ai, của cá nhân hay của các đồng sở hữu, tài sản có được phép giao dịch không, có an toàn không
Lưu ý: Các thông tin trên web và ứng dụng chỉ có giá trị tham khảo, vì việc tổng hợp các thông tin từ hàng ngàn dữ liệu có thể có sự sai lệch. Do đó khi muốn kiểm tra chuyên sâu, có tính chính xác cao nhất, bạn nên liên hệ trực tiếp với GNha. Điều này giúp bạn tránh được những rủi ro và lừa đảo trong quá trình mua bán nhà đất.
Thông tin liên hệ
Trụ sở: 1014 Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh GNha: 931 Hoàng Sa, Phường 11, Quận 3, TP.HCM
Hotline: 1900.58.88.57
Tiktok: https://www.tiktok.com/@gnhavn
Facebook: https://www.facebook.com/giaiphaptaichinhnet
Zalo: 0901627939