Gnhà
home
logo_light
home
logo_light
TRANG CHỦPHÁP LÝ BĐS
LIÊN HỆHƯỚNG DẪN

Nhà trên đất sử dụng chung có nên mua?

2 years ago
1f7ee5e1-7082-11ed-8db3-0242ac130002 (1).jpeg

1. Đất sử dụng chung là gì?

Với tâm lý chung về giá cả, ai cũng muốn sở hữu ngôi nhà đầy đủ tiện nghi với mức giá rẻ nhất. Nắm bắt được tâm lý này, nhiều người đã lợi dụng để người mua bị lừa mua nhà giá rẻ có sổ hồng riêng nhưng mục đích sử dụng đất lại là sử dụng chung.
- Đúng với tên gọi của nó, đất sử dụng chung là đất thuộc quyền sử dụng của nhiều người sử dụng đất. 
- Người có quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất sử dụng chung gồm:
+ Trong trường hợp quyền sử dụng đất phân chia được theo phần nếu muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp quyền sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.

2. Rủi ro khi mua nhà được xây dựng trên phần đất sử dụng chung

Một thửa đất không đủ điều kiện tách thửa, người ta xây nhiều nhà trên đó, rồi chủ đất làm nhiều sổ hồng riêng – thực chất là SỔ PHỤ. Trên một thửa đất làm được nhiều sổ phụ, và tất cả trên sổ đều ghi rằng: Mục đích sử dụng: SỬ DỤNG CHUNG. 
Ví dụ có 10 người cùng sở hữu quyền sử dụng mảnh đất A thì:
+ Sau này một người mua muốn tặng lại ngôi nhà đó cho con mình, hay muốn bán ra, thì phải được tất cả 9 người còn lại đồng ý ra công chứng ký tên. 
+ Nếu một trong 10 người mua kia đã chết, thì khi đó sẽ phát sinh thừa kế, lại phải tìm cho đủ tất cả các đứa con người đã chết cùng ra công chứng ký tên. Nếu chỉ cần 1 trong số đó không đồng ý, thì mãi mãi căn nhà của bạn không được chuyển quyền cho bất cứ ai, kể cả thừa kế theo di chúc.

3. Các “chiêu thức” để dụ dỗ người mua xuống tiền mua nhà được xây dựng trên mảnh đất chung

- Đầu tiên là dụ dỗ người mua ra công chứng ký tên nhận ủy quyền 50 năm. Người mua phải tỉnh táo để mà biết rằng, nếu người ủy quyền chết thì tờ giấy ủy quyền là mặc nhiên mất giá trị. Khi đó tài sản ủy quyền sẽ trở thành tài sản thừa kế theo luật của con người chủ đất cũ. Nghĩa là người mua trắng tay.
- Lợi dụng mong muốn mua nhà giá rẻ của người mua thì những người bán còn có chiêu thức đó là làm thủ tục công chứng vi bằng. Thực chất Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức, nó chỉ có giá trị giữa hai bên mua bán mà không có giá trị pháp lý để đăng sổ bộ, người mua hoàn toàn không có quyền sử dụng đối với thửa đất có ngôi nhà của mình đã mua.

4. GNha giúp gì được cho bạn?

Cái nào cũng có cái giá riêng của nó. Ngôi nhà, mảnh đất giá rẻ là vì không được sở hữu, không có quyền sử dụng hợp pháp. Nếu quá bức bách vì nơi ở phải đành mua thì khi đó phải đối mặt với những rủi ro khó lường như: Chủ cũ, hay con của chủ cũ đem bán lần thứ hai, thứ ba. Hoặc đôi khi chủ cũ cầm cố không khả năng chi trả, bị thu hồi đất để trả nợ, thì lúc đó người mua nhà một cổ hai tròng…
Là đơn vị uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản, chúng tôi có thể giúp bạn:
- Kiểm tra tất cả các vấn đề pháp lý liên quan đến sản phẩm bất động sản;
- Đảm bảo an toàn, bảo vệ bạn khỏi những rủi ro có thể phát sinh;
- Giải quyết những thắc mắc, vấn đề cụ thể trong từng hồ sơ khách hàng;
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ cụ thể hơn.

Tags:
DANH MỤC (9)
LIÊN QUAN Xem tất cả
Pháp lý bất động sản