LƯU Ý KHI MUA NHÀ LẦN ĐẦU: TRÁNH NHỮNG BẪY VÀ RỦI RO PHÁP LÝ
Bạn đang bước vào hành trình mua nhà lần đầu và muốn đảm bảo rằng quyết định của mình là chính xác. Tuy nhiên, thị trường bất động sản đầy những bẫy và rủi ro pháp lý, đặc biệt khi không có sự cân nhắc cẩn thận. Thiếu nguồn thông tin chi tiết (pháp lý, chủ sở hữu, hiện trạng ngôi nhà,…), bị các cò lái, môi giới dẫn dắt rồi rơi vào tình trạng trắng tay hoặc bị vướng tranh chấp. Trước những vấn nạn đó thì người mua nhà lần đầu cần đặc biệt lưu ý và “tránh” những loại nhà này.
1. Những ngôi nhà giá rẻ, siêu hời - cẩn trọng trước sự hấp dẫn
Loại nhà này thường được phổ biến trên các trang đăng bán nhà, đất uy tín với các tiêu đề mời gọi hấp dẫn như “LY HÔN CHIA TÀI SẢN CẦN BÁN GẤP”, “NHÀ GIÁ RẺ NHƯ CHO”, “CHÍNH CHỦ ĐỊNH CƯ CẦN BÁN GẤP”,… hoặc có trường hợp hình ảnh nhà kèm với các mô tả hấp dẫn, kích thích, người mua có nhu cầu quan tâm đến căn nhà đó. Vì yếu tố hấp dẫn của tài sản cũng như cấu trúc luôn luôn thúc đẩy người mua không ngần ngại “xuống tiền” để rồi sập bẫy. Tuy nhiên, người mua cần cẩn thận với giá nhà quá rẻ so với thị trường, vì đây có thể là chiêu trò để bạn rơi vào bẫy pháp lý hoặc những dự án không rõ nguồn gốc.
2. Nhà “phát mại”, “thu hồi vốn”
Cuối năm là khoảnh khắc đỉnh điểm cho các ngân hàng thanh lý và rao bán các bất động sản khi chủ sở hữu không có khả năng trả nợ. Những người mua nhà lần đầu thường có tâm lý muốn được tiết kiệm chút đỉnh, thương lượng được đồng nào hay đồng nấy. Thế nhưng, những kẻ gian đã lợi dụng sự “nhẹ dạ cả tin” hoặc mong muốn được chộp lấy nhà giá rẻ từ phía người mua đã triển khai chiêu trò bán nhà thanh lý giá rẻ, tự khẳng định là pháp lý sạch, được hỗ trợ vay vốn đến 25 năm, những loại nhà này được dán trên tờ rơi quảng cáo ngay ngã ba, ngã tư. Người mua có thể bị mất trắng 1 khoản cọc khi các đối tượng chào nhà yêu cầu cọc trước số tiền “giữ chỗ” và thật sự không có căn nhà nào được bán cũng như không có ngân hàng nào đưa ra mức giá như thế.
3. Nhà mập mờ về pháp lý
Những căn nhà "mập mờ" về pháp lý thường không để lộ bất kỳ thông tin chi tiết nào, tạo ra sự khó khăn trong việc đánh giá tính an toàn. Đây có lẽ là loại nhà được cho là phổ biến và có nhiều người luôn luôn sập bẫy. Đặc trưng của loại nhà này thường được nhắc đến như nhà có bị vướng vào dự án nào không, chủ sở hữu thật sự là ai, chủ hiện tại nhận chuyển nhượng qua những hình thức nào,… . Hãy luôn đề phòng với các thông tin như tình trạng pháp lý, chủ sở hữu, và quyền sử dụng đất.
Nếu những loại nhà trên thể hiện bên ngoài thì người mua ít có nguy cơ và có thể cảnh giác phần nào. Tuy nhiên, những nhà bề ngoài trông có vẻ an toàn mà không biết đằng sau đó là những cái “bẫy” đang chờ chực “con mồi”. Những ngôi nhà này cần được cân nhắc một cách thận trọng vì tính chất rủi ro không giống như những ngôi nhà khác. Dưới đây là những loại nhà được cho là đặc biệt thận trọng khi giao dịch:
Nhà bị vướng quy hoạch - điều kiện hạn chế xây dựng
Khi mua nhà, đặc biệt lưu ý đến quy hoạch đất đai. Nếu ngôi nhà nằm trong khu vực có quy hoạch, có thể gặp khó khăn trong việc cải tạo và không được ngân hàng hỗ trợ vay vốn. Nguy cơ giảm giá và khả năng tháo dỡ nhà cũng là những vấn đề đáng lưu ý.
Đặc biệt, khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng cũng chính là lúc các phần diện tích đất đó được khoanh vùng để triển khai. Chưa hết, phần diện tích đất vì lý do khách quan lẫn chủ quan có khả năng bị “treo”.
Ví dụ: công viên cây xanh, mở rộng lộ giới, đất hỗn hợp,… thì theo quy định sẽ không được xây dựng mới cũng như khó khăn trong việc cải tạo, sửa chữa nhà ở. Hơn thế nữa, khi có xin phép xây dựng trên mảnh đất này cũng chỉ là xin được Giấy phép xây dựng tạm thời và khi có Quyết định của cơ quan nhà nước, chủ sở hữu buộc phải tháo dỡ và không được đền bù.
Nhà chưa được hoàn công - rủi ro pháp lý và chi phí đi kèm
Việc hoàn công là điều kiện để có sổ đỏ và thực hiện giao dịch. Nếu ngôi nhà chưa hoàn công, bạn có thể gặp khó khăn trong việc chuyển nhượng và cần phải chi trả chi phí hoàn công. Đồng thời, khi chủ cũ không hợp tác, bạn có thể đối mặt với nhiều rắc rối.
Ví dụ: Khi cả hai thực hiện việc giao tiền và bàn giao nhà thì khả năng cao người mua sẽ ôm trọn các vấn đề về pháp lý của căn nhà dẫn đến người mua gặp không ít khó khăn trong việc chuyển nhượng, cũng như phải tốn một chi phí nhất định để thực hiện hoàn công do chủ cũ né tránh nghĩa vụ tài chính và người bán là chủ thể xin phép xây dựng nên khi thực hiện thủ tục hoàn công đều phải có sự hợp tác của người này.
Nhà có nhiều người là chủ sở hữu - đề phòng tranh chấp
Nếu nhà có đồng sở hữu, đảm bảo sự thống nhất từ tất cả chủ nhân trước khi thực hiện chuyển nhượng. Việc một trong số họ tự ý bán có thể dẫn đến tranh chấp và kiện tụng, tạo ra những vấn đề phức tạp.
Ví dụ: Đối với nhiều người cùng sở hữu một căn nhà, một trong những người đó tự ý đi giao dịch mà không thống nhất dẫn đến người mua sẽ bị kiện bởi các chủ sở hữu còn lại. Lúc đó người mua chưa ở được một thời gian đã phải tốn chi phí, công sức, thời gian ra Tòa.
4. GNha - đối tác đáng tin cậy cho sự an tâm
Để giúp bạn vượt qua những khó khăn và rủi ro khi mua nhà, an tâm bước vào ngôi nhà mới của bạn! GNha mang đến bộ công cụ kiểm tra pháp lý toàn vẹn với 5 thông tin quan trọng: Ngăn chặn – Quy hoạch – Định Giá – Thuế - Xây dựng. Chúng tôi cam kết mang lại sự an tâm và giao dịch suôn sẻ cho bạn.
Đừng để mơ ước sở hữu ngôi nhà trở thành nỗi ám ảnh. Hãy đồng hành cùng GNha, đối tác đáng tin cậy trong hành trình mua nhà của bạn. Liên hệ ngay qua hotline 1900 588 857 để nhận sự tư vấn và hỗ trợ chi tiết.