Làm thế nào để kiểm tra nhà đất có bị đem đi thế chấp?
Việc kiểm tra các thông tin như đất mình mua hiện tại do ai sở hữu, đã nộp thuế hay chưa, nhà đất có bị đem đi thế chấp ngân hàng không,… là điều vô cùng quan trọng mà bạn phải kiểm tra để tránh bị lừa mất một khoản tiền lớn, thêm vào đó là các vấn đề tranh chấp phát sinh phức tạp.
1. Kiểm tra thông tin chủ sở hữu
Tại trang đầu của Giấy chứng nhận sẽ thể hiện thông tin người đứng tên sở hữu. Tuy nhiên, trường hợp nhà đất có thực hiện chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế,… thì phải kiểm tra thêm tại mục IV “Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận”, nếu tại mục này có ghi dòng chữ “Kèm theo giấy chứng nhận này có trang bổ sung: 01”, tức có thêm một trang bổ sung kèm theo giấy chứng nhận này thì phải kiểm tra để biết chủ sở hữu hiện tại là ai, tránh tình trạng bị lừa chiếm đoạt tiền do giao dịch không đúng người.
2. Kiểm tra nghĩa vụ nộp thuế
Nếu sổ đỏ hoặc sổ hồng chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì tại mục IV trên sổ hồng và mục VI trên sổ đỏ sẽ có nội dung việc chưa nộp thuế chuyển quyền và lệ phí trước bạ nhà, đất.
3. Kiểm tra thế chấp
Tương tự, để kiểm tra tài sản có bị đem đi thế chấp ngân hàng không thì xem tại mục IV hoặc trang bổ sung (nếu có) của Giấy chứng nhận. Nếu nhà bị thế chấp hoặc đã xóa thế chấp thì những nội dung này đều được cập nhật, thể hiện biến động về nhà đất trong quá trình được cấp sổ.
Những tài sản đã được giải chấp hoặc xóa thế chấp mới có thể giao dịch mua bán. Do đó trước khi mua nhà, người mua cần yêu cầu chủ nhà cho xem Giấy chứng nhận kèm theo trang bổ sung để xem nội dung là gì, đảm bảo an toàn cho bản thân.
Trường hợp nghi ngờ sổ đỏ, sổ hồng là giả, người mua có thể đem sổ này đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tại địa phương nơi sổ được cấp để kiểm tra các vấn đề về pháp lý trước khi giao dịch, tuy nhiên không dễ để làm vậy vì người bán có thể không hợp tác.
4. Không dễ để kiểm tra các thông tin này
Ngoài các thông tin ngăn chặn trên, bạn còn phải kiểm tra xem tài sản có bị Toà án, Cơ quan thi hành án, Công an ngăn chặn giao dịch không. Kiểm tra thông tin quy hoạch để biết nhà đất có bị thu hồi giải toả trắng không, kiểm tra xem nhà có sai hiện trạng không, nếu sai hiện trạng thì có thể bị Cơ quan Nhà nước trả hồ sơ,… và còn rất nhiều yếu tố khác cần kiểm tra.
Những thông tin pháp lý này khá hạn chế trên thị trường, nếu chủ nhà không hợp tác, muốn giấu thông tin thì bạn cũng không thể kiểm tra tại các cơ quan chức năng được vì chỉ chủ sở hữu mới có quyền kiểm tra. Tại website Gnha.vn hoặc ứng dụng điện thoại Gnha, bạn có thể kiểm tra miễn phí các thông tin pháp lý:
- Thông tin quy hoạch: đất thuộc loại quy hoạch gì, có được xây nhà ở, kinh doanh không, diện tích bị quy hoạch là bao nhiêu, diện tích không bị quy hoạch là bao nhiêu, lộ giới quy hoạch bao nhiêu,…
- Thông tin xây dựng: nhà được xây bao nhiêu tầng, được xây bao nhiêu % diện tích đất, có được xây mới hay sửa chữa cải tạo không,…
- Giá trị của BĐS: giá trị thực tế của tài sản trên thị trường, là cơ sở để tham khảo, thương lượng giữa các bên,…
- Giá khai thuế mua bán: là cơ sở tham khảo để khai thuế khi giao dịch, tránh bị huỷ hợp đồng mua bán, không cập nhật mua bán được, hoặc thậm chí bị gán vào tội trốn thuế
- Thông tin ngăn chặn: chủ sở hữu là ai, của cá nhân hay của các đồng sở hữu, tài sản có được phép giao dịch không, có an toàn không
Lưu ý: Các thông tin trên web và ứng dụng chỉ có giá trị tham khảo, vì việc tổng hợp các thông tin từ hàng ngàn dữ liệu có thể có sự sai lệch. Do đó, khi có nhu cầu kiểm tra chính xác các thông tin trên, hãy liên hệ GNha để được hỗ trợ cụ thể.