Gnhà
home
logo_light
home
logo_light
TRANG CHỦPHÁP LÝ BĐS
LIÊN HỆHƯỚNG DẪN

KẾT HÔN CÙNG NGƯỜI VIỆT, NGƯỜI NGOẠI QUỐC CÓ ĐƯỢC ĐỨNG TÊN NHÀ, ĐẤT?

2 years ago
Thiết kế chưa có tên.png

Muốn chồng (người nước ngoài) đứng tên sở hữu một căn nhà ở Quận 2 có được không?

1.    Câu hỏi của khách hàng

Khách hàng Nguyễn T. A. cần tư vấn: “Tôi đã kết hôn với ông X. là người nước ngoài, nay tôi muốn chồng tôi đứng tên sở hữu một căn nhà ở Quận 2 thì có được không? Nếu có thì thời gian sở hữu có được lâu dài không? Xin cảm ơn.”

2.    Giải đáp từ GNha

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến GNha. Với thắc mắc của bạn, Trước hết GNha xin được đưa ra khái niệm người nước ngoài, điều kiện người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam và thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

Người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 3 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.     Người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.”

Như vậy, theo định nghĩa trên người nước ngoài bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không có quốc tịch sinh sống và làm ăn lâu dài tại Việt Nam.

Điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người nước ngoài

Cá nhân người nước ngoài phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.

Cá nhân người nước ngoài phải có giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm hộ chiếu phải có giá trị đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Điển hình trường hợp anh Robert Quốc tịch Anh nhập cảnh tại Việt Nam với mục đích thăm thân nhân hoặc  phải có hộ chiếu được đóng dấu tại cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh và không phải là “Cán bộ ngoại giao, viên chức ngoại giao của Nước cử đi”  mà không được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ căn cứ  tại Công ước Viên 1961 quy định về Quan hệ ngoại giao. Từ các yếu tố trên, anh Robert đáp ứng đủ điều kiện để sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Số lượng sở hữu nhà ở tại Việt Nam của cá nhân nước ngoài

Dựa trên thông báo của Bộ quốc phòng, Bộ Công an và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Khoản 2 Điều 75 của Nghị định này, Sở Xây dựng có trách nhiệm công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Sở các nội dung sau đây:

a) Danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn nằm trong khu vực mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép sở hữu nhà ở;

b )Số lượng nhà ở (bao gồm cả căn hộ, nhà ở riêng lẻ) mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tại mỗi dự án đầu tư xây dựng nhà ở thuộc diện quy định điểm a khoản này; số lượng căn hộ chung cư tại mỗi tòa nhà chung cư, số lượng nhà ở riêng lẻ của mỗi dự án mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu. 

Dựa vào đó, ông X. quốc tịch A chồng của chị Nguyễn T. A. sinh sống tại Việt Nam muốn biết số lượng nhà mình sở hữu là bao nhiêu?

Theo quy định trên thì chồng của chị Nguyễn T. A. sẽ được sở hữu số lượng nhà ở riêng lẻ nằm trong danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn Quận 2 trên Cổng thông tin điện tử của các Sở. Từ Cổng thông tin điện tử của các Sở sẽ quy định số lượng căn hộ của mỗi tòa nhà chung cư, số lượng nhà ở riêng lẻ của mỗi dự án mà người nước ngoài được sở hữu.

Đối tượng sở hữu nhà ở tại Việt Nam

“Căn cứ theo Điều 159 Luật Nhà ở 2014 quy định về đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài thì việc người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam”  là cá nhân được phép nhập cảnh vào Việt Nam nên thuộc đối tượng tại điểm c khoản 1 điều 159 Luật Nhà ở 2014.

Tiếp đến, theo quy định tại khoản 2 điều 159 Luật Nhà ở 2014 Việc sở hữu nhà ở thông qua hình thức đầu tư xây dựng nhà ở; mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại được phép thực hiện nếu như tổ chức, cá nhân đó thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật đã nêu trên. Từ hai điều kiện trên, việc chồng của chị Nguyễn T. A. ông X. có thể đứng tên trên căn nhà mà mình mua tại Việt Nam là có thể.

Về thời hạn sở hữu nhà ở, theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 7 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, đối với cá nhân người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì thời hạn sở hữu tối đa là 50 năm, sau khi hết thời hạn mà có nhu cầu gia hạn thì phải xuất trình giấy tờ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trường hợp người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có thể sở hữu nhà ở tại Việt Nam với thời gian ổn định lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam (theo điểm c khoản 2 Điều 161 Luật Nhà ở 2014). 

Bên cạnh đó, bất cứ người ngoại quốc nào thuộc đối tượng sở hữu nhà tại Việt Nam - quy định tại khoản 1 điều 159 Luật nhà ở 2014 và có giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện được sở hữu nhà tại Việt Nam thì vẫn được sở hữu nhà tại Việt Nam.

Trên đây là phần nội dung tư vấn cho câu hỏi của bạn. Nếu còn vấn đề vướng mắc, chưa rõ cần giải đáp cũng như tư vấn thêm, vui lòng liên hệ GNha để được hỗ trợ cụ thể hơn. Ngoài ra, khi có nhu cầu mua bán bất động sản hoặc giải quyết các vấn đề pháp lý phức tạp, hãy để GNha hỗ trợ nhằm đảm bảo an toàn cho bạn, tiết kiệm chi phí và thời gian.

Tags:
DANH MỤC (9)
LIÊN QUAN Xem tất cả
Pháp lý bất động sản