Di sản không có người thừa kế, xử lý thế nào?

5 months ago
MẪU SỔ HIỆN NAY.png

Trường hợp di sản không có người thừa kế rất hiếm khi xảy ra nhưng không phải không có. Đó là khi những người thừa kế không còn, hoặc còn nhưng không đủ điều kiện hưởng thừa kế. Để hiểu rõ hơn về cách xử lý tài sản trong trường hợp này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

1. Các hình thức thừa kế di sản

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật.

Như vậy, việc thừa kế di sản được thực hiện theo 02 hình thức:

- Nhận thừa kế theo di chúc.

- Nhận thừa kế theo pháp luật.

Nhận thừa kế theo di chúc là việc người thừa kế được nhận di sản theo ý chí của người để lại di chúc. Người này có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế, phân chia phần di sản cho từng người thừa kế qua di chúc.

Nhận thừa kế theo pháp luật, trong trường hợp:

+ Không có di chúc;

+ Hoặc có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp;

+ Hoặc người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản;

Lúc này, di sản thừa kế sẽ được chia theo quy định của pháp luật (nhận thừa kế theo pháp luật).

2. Không có người thừa kế di sản

Căn cứ theo quy định tại Điều 622 Bộ luật Dân sự 2015, trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.

- Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc gồm:

• Người để lại di sản không chỉ định ai trong di chúc để nhận di sản thừa kế;

• Không có di chúc;

• Có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp;

• Những người thừa kế trong di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc.

- Trường hợp không có người thừa kế theo pháp luật gồm:

• Là trường hợp mà không còn người thừa kế có mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản.

• Người thừa kế là cá nhân không còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng thành thai sau khi người để lại di sản chết;

• Từ chối nhận di sản thừa kế;

• Người không được nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, tại Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 quy định những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

“a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.”

Lưu ý: Những trường hợp trên vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Như vậy, trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế sẽ thuộc về Nhà nước.

3. Di sản không có ai thừa kế, xử lý thế nào?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 29/2018/NĐ-CP, đối với tài sản là di sản không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có người thừa kế nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản hoặc hết thời hiệu yêu cầu chia di sản kể từ thời điểm mở thừa kế mà không có người chiếm hữu theo quy định của pháp luật về dân sự:

- Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với bất động sản không có người thừa kế.

- Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với di sản không phải là bất động sản.

Cũng theo quy định tại Điều 622 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước”.

Theo quy định nói trên, trường hợp tài sản không có người nhận thừa kế thì sau khi thực hiện xong các nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản, số tài sản còn lại sẽ thuộc về Nhà nước.

4. Rủi ro khi tự khai nhận di sản thừa kế

Liên quan đến việc tự khai nhận di sản thừa kế cũng tồn tại rất nhiều vấn đề cần giải quyết, một số rủi ro thường gặp có thể kể đến như:

- Khai thiếu người hưởng thừa kế, thiếu tài sản thừa kế dẫn đến tranh chấp giữa các đồng thừa kế.

- Giấy tờ chứng minh về tài sản thất lạc, giấy tờ chứng minh nhân thân không còn dẫn đến rủi ro không thể thừa kế tài sản.

- Người được hưởng thừa kế đang định cư ở nước ngoài, rắc rối trong việc khai nhận di sản, thủ tục uỷ quyền và quyền sở hữu tài sản nếu thuộc trường hợp không được sở hữu nhà đất tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, còn rất nhiều những phát sinh khác trong quá trình khai nhận thừa kế, chỉ cần sơ suất một khâu thì việc khai nhận sẽ không hoàn tất và có thể dẫn tới tranh chấp.

Lưu ý rằng:

- Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn cần kiểm tra kỹ các quy định hiện hành để đảm bảo việc khai nhận di sản thừa kế thành công, tránh các tranh chấp, rắc rối không đáng có.

- Việc tìm kiếm sự tư vấn của chuyên gia pháp lý là rất quan trọng trong quá trình thực hiện các thủ tục pháp lý nhà đất. Bạn nên tham khảo ý kiến của luật sư để được hỗ trợ trong việc chuẩn bị hồ sơ, tư vấn cụ thể về trường hợp của bạn và giải quyết các vấn đề phức tạp.

Vì vậy, việc lựa chọn một đơn vị tư vấn có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn là sự lựa chọn an toàn và hoàn hảo nhất. Bằng chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm lâu năm, chúng tôi có thể giúp bạn giải quyết vấn đề nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, thời gian, đảm bảo an toàn.

5. Tra cứu toàn bộ thông tin BĐS tại GNha

Với mong muốn tạo nên sự khác biệt và hỗ trợ tối ưu khách hàng cách kiểm tra các thông tin pháp lý, giảm thiểu rủi ro mất tiền tỷ trong quá trình mua bán. GNha mang đến bộ công cụ 5 giải pháp kiểm tra thông tin trực tuyến, chỉ cần ngồi tại nhà cũng có thể tìm hiểu rõ ràng các thông tin về nhà đất. Tại website GNha.vn hoặc ứng dụng điện thoại GNha, bạn có thể kiểm tra MIỄN PHÍ 5 thông tin pháp lý nhà đất buộc PHẢI BIẾT:

- Thông tin quy hoạch: đất thuộc loại quy hoạch gì? Có được xây nhà ở, kinh doanh không? Diện tích đất bị quy hoạch là bao nhiêu? Diện tích đất còn lại không bị quy hoạch là bao nhiêu? Lộ giới quy hoạch bao nhiêu?

- Thông tin xây dựng: nhà được xây bao nhiêu tầng? Được xây bao nhiêu % diện tích đất? Có được xây mới hay sửa chữa cải tạo không? Có nhân viên chuyên môn xuống kiểm tra hiện trạng thực tế.

- Giá trị của BĐS: giá trị thực tế của tài sản trên thị trường, là cơ sở để tham khảo, thương lượng giữa các bên,…

- Giá khai thuế mua bán: là cơ sở tham khảo để khai thuế khi giao dịch, tránh bị huỷ hợp đồng mua bán, không cập nhật mua bán được, hoặc thậm chí bị gán vào tội trốn thuế

- Thông tin ngăn chặn: chủ sở hữu là ai? Của cá nhân hay của các đồng sở hữu? Tài sản có được phép giao dịch không, có an toàn không?

Lưu ý: Các thông tin trên web và ứng dụng chỉ có giá trị tham khảo, vì việc tổng hợp các thông tin từ hàng ngàn dữ liệu có thể có sự sai lệch. Do đó khi muốn kiểm tra chuyên sâu, có tính chính xác cao nhất, bạn nên liên hệ trực tiếp với GNha. Điều này giúp bạn tránh được những rủi ro và lừa đảo trong quá trình mua bán nhà đất.

Thông tin liên hệ

Trụ sở: 1014 Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh GNha: 931 Hoàng Sa, Phường 11, Quận 3, TP.HCM

Hotline: 1900.58.88.57

Tiktok: https://www.tiktok.com/@gnhavn 

Facebook: https://www.facebook.com/giaiphaptaichinhnet 

Zalo: 0901627939

Tags:
thừa kế
DANH MỤC (9)
LIÊN QUAN Xem tất cả