CẢNH GIÁC VỚI NHÀ ĐẤT “PHÁT MẠI", “THU HỒI VỐN” CUỐI NĂM

10 months ago
Thiết kế chưa có tên.png

Cuối năm thường là lúc các ngân hàng rao bán bất động sản để thanh lý. Tuy nhiên, các đối tượng xấu lại lợi dụng hình thức này và tâm lý “nhẹ dạ cả tin” của khách hàng để lừa đảo, trục lợi.

1.    Dấu hiệu nhận dạng chiêu trò

Không khó để bắt gặp hiện tượng tràn ngập thông tin chào bán nhà đất “phát mại” qua điện thoại cá nhân. (Phát mại tài sản là việc ngân hàng bán thanh lý tài sản đang thế chấp tại ngân hàng, khi người thế chấp tài sản không thực hiện nghĩa vụ, vi phạm nghĩa vụ quy định tại hợp đồng thế chấp).

Nhiều trường hợp người dân gặp phải các "cò" nhà đất không phải gọi điện thoại trực tiếp mà đã sử dụng một tổng đài chung để thực hiện việc mời chào.

Không chỉ qua điện thoại, anh H. còn gặp trực tiếp một nhân viên kinh doanh giới thiệu đang làm việc tại một công ty BĐS ở Quận 3, người này giới thiệu một lô đất giá rẻ ở TP. Thủ Đức và khẳng định đây là tài sản ngân hàng thanh lý. Thế nhưng khi anh H. hỏi ngân hàng nào thanh lý thì nhân viên này "né tránh" trả lời: “Vấn đề này không quan trọng, quan trọng là khi anh mua sẽ được ngân hàng hỗ trợ vay vốn lên đến 25 năm”.

Tuy nhiên, khi được anh H. hỏi về tính pháp lý của lô đất, cũng như các loại giấy tờ liên quan thì người này nói rằng nếu anh H. chịu thanh toán 80% giá trị thửa đất sẽ được làm thủ tục cấp giấy chủ quyền ngay, và liên tục khuyên anh H. nên yên tâm vì dự án hoàn toàn đảm bảo pháp lý.

Hay tình trạng bán hoàn vốn, bán lỗ nhà đất cũng nở rộ trên các trang mạng xã hội, các website vào những ngày cuối năm bằng với nội dung như: “Bán lỗ 200 triệu nhà mặt tiền quận Bình Tân, diện tích 80m2, ngân hàng hỗ trợ vay vốn”. Kèm theo đó là những dòng mô tả như bán lỗ do gia đình đi định cư nước ngoài nên cần bán gấp, do kẹt vốn làm ăn nên cần bán gấp để thu hồi vốn,…

Hoặc trên các tờ rơi dán ngoài đường, một số quảng cáo mượn danh ngân hàng thanh lý nhà đất nhưng khách hàng gọi đến số hotline thì trúng các “cò đất” chào mời, dẫn dụ.

Từ thực trạng trên, có thể nhận biết một số dấu hiệu của chiêu trò này như:

- Thường dán tờ rơi tại các ngã ba, ngã tư với dòng chữ: Ngân hàng phát mãi, thu hồi vốn, bán bất động sản đi định cư, cần tiền gấp trả nợ Ngân hàng, mua sẽ được Ngân hàng hỗ trợ vay vốn lên tới 80%, Ngân hàng thanh lý cuối năm, bán lỗ căn hộ,…

- Giá bất động sản thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường;

- Nhân viên sẽ mời chào qua điện thoại với số điện thoại cá nhân hoặc sim rác;

- Khi được hỏi về Ngân hàng nào thì không trả lời hoặc trả lời một cách lấp liếm;

- Nhân viên chào bán hẹn gặp tại một địa điểm không phải Trụ sở, văn phòng hay phòng giao dịch của Ngân hàng;

- Khi yêu cầu cung cấp hình sổ đỏ/sổ hồng hoặc bản sao, bản photo, nhân viên chào bán sẽ không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ;

- Nhân viên chào bán dùng mọi chiêu trò để yêu cầu đặt cọc một số tiền;

-Có nhiều trường hợp hẹn gặp và sau đó đưa lên xe tới khu vực khác để chào bán.

2.    Phân biệt “đâu là thật”, “đâu là ảo”

Nếu Ngân hàng thanh lý tài sản thì thông tin này phải được niêm yết công khai tại Ngân hàng hoặc cổng thông tin điện tử chính thức, các trang mạng xã hội chính thức của Ngân hàng hoặc bộ phận xử lý tài sản sẽ đảm nhận việc quảng bá một cách chuyên nghiệp, không có chuyện Ngân hàng đăng tin thông qua các tờ rơi, pano treo, dán ngoài đường …. Bên cạnh đó, đối với tài sản thanh lý của ngân hàng thì khi mua bán phải thông qua ngân hàng. Còn nếu tài sản đã giải chấp thì không còn là tài sản của ngân hàng thanh lý.

Nếu là nhân viên Ngân hàng sẽ sử dụng số điện thoại hotline của Ngân hàng để liên lạc với khách hàng hoặc phải là sim chính chủ.

Nhân viên sẽ hẹn gặp bạn để làm việc, trao đổi tại Trụ sở, văn phòng hoặc phòng giao dịch của Ngân hàng chứ không phải tại một địa điểm khác.

Nhân viên sẽ cung cấp hình sổ đỏ/sổ hồng hoặc bản sao, bản photo cho bạn một cách công khai và đầy đủ.

3.    Giải pháp tự bảo vệ mình

Trong bối cảnh các thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi, đánh vào tâm lý nóng vội vì sợ mất cơ hội mua được nhà đất giá rẻ, đồng thời nghe đến ngân hàng đứng sau nên lầm tưởng rằng sẽ an toàn, không ít trường hợp người dân bị lừa hàng tỷ đồng.

Khi thấy nhà đất được rao bán với giá rẻ bất ngờ, GNha khuyên bạn đừng nên xuống tiền vội, hãy chậm lại một nhịp và kiểm tra thật kỹ các thông tin pháp lý, xác thực tính minh bạch của BĐS để tránh “tiền mất tật mang”.

Bạn có thể tự mình kiểm tra 5 thông tin pháp lý quan trọng, buộc phải biết tại website Gnha.vn hoặc ứng dụng điện thoại Gnha:

-    Thông tin quy hoạch: đất thuộc loại quy hoạch gì, có được xây nhà ở, kinh doanh không, diện tích đất bị quy hoạch là bao nhiêu, diện tích đất còn lại không bị quy hoạch là bao nhiêu, lộ giới quy hoạch bao nhiêu,…

-    Thông tin xây dựng: nhà được xây bao nhiêu tầng, được xây bao nhiêu % diện tích đất, có được xây mới hay sửa chữa cải tạo không, có nhân viên chuyên môn xuống kiểm tra hiện trạng thực tế…

-    Giá trị của BĐS: giá trị thực tế của tài sản trên thị trường, là cơ sở để tham khảo, thương lượng giữa các bên,…

-    Giá khai thuế mua bán: là cơ sở tham khảo để khai thuế khi giao dịch, tránh bị huỷ hợp đồng mua bán, không cập nhật mua bán được, hoặc thậm chí bị gán vào tội trốn thuế

-    Thông tin ngăn chặn: chủ sở hữu là ai, của cá nhân hay của các đồng sở hữu, tài sản có được phép giao dịch không, có an toàn không

Lưu ý: Các thông tin trên web và ứng dụng chỉ có giá trị tham khảo, vì việc tổng hợp các thông tin từ hàng ngàn dữ liệu có thể có sự sai lệch. Do đó, khi có nhu cầu kiểm tra chính xác các thông tin trên, hãy liên hệ GNha để được hỗ trợ cụ thể.

Tags:
DANH MỤC (9)
LIÊN QUAN Xem tất cả