7 RỦI RO KHIẾN NHÀ ĐẦU TƯ BĐS MẤT SẠCH VỐN
Đầu tư vào bất động sản có thể mang lại lợi nhuận lớn, nhưng cũng đi kèm với nhiều rủi ro. Dưới đây là 7 rủi ro phổ biến có thể khiến nhà đầu tư mất sạch vốn:
1. Vướng quy hoạch - Phải thu hồi đất:
Quy hoạch bất động sản tiềm ẩn những rủi ro pháp lý khó lường mà nhà đầu tư cần chú ý bởi vì nhà, đất có thể bị thu hồi do vướng quy hoạch, gây mất sạch vốn đầu tư. Cụ thể:
- Đối với nhà, đất dính quy hoạch toàn phần, có nguy cơ bị Nhà nước thu hồi đất dù đã bỏ tiền tỷ ra mua. Nếu nhà đầu tư muốn xin phép xây dựng nhà thì chỉ được cấp giấy phép xây dựng tạm, khi Nhà nước thu hồi đất theo quy hoạch thì buộc phải tháo dỡ nhà và không được đền bù phần nhà đó. Ví dụ như mua phải đất dính quy hoạch giao thông.
- Đối với nhà, đất dính quy hoạch một phần.
Ví dụ: quy hoạch lộ giới hẻm:
Bỏ ra hàng tỷ đồng, nhưng người mua lại không được sử dụng, sửa chữa, xây dựng theo nhu cầu. Như trường hợp của anh L. (Quận Thủ Đức, TP.HCM) phấn khởi vì mua trúng nhà cũ giá tốt, nhưng chưa được bao lâu thì “ngã ngửa” khi biết ngôi nhà này dính quy hoạch lộ giới hẻm, “ăn” vào phân nửa diện tích đất. Nếu thu hồi đất theo quy hoạch thì sẽ bị lấy mất gần một nửa căn nhà. Nhiều tháng qua, dù nhà đã cũ và cần nâng cấp để phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình nhưng anh L. chỉ có thể sửa chữa tạm thời mà không dám xây mới. Bởi nếu chấp nhận xây mới, anh chỉ được phép xây dựng trong phạm vi ½ diện tích căn nhà ban đầu, tức là phần đất không dính quy hoạch lộ giới hẻm mà thôi. Kể cả khi được phép xây dựng diện tích như ban đầu thì cũng chỉ là giấy phép xây dựng TẠM. Có nghĩa rằng khi Nhà nước thu hồi đất làm đường giao thông thì anh L. phải tháo dỡ phần nhà dính quy hoạch và không được đền bù cho phần nhà này.
Xem chi tiết trường hợp này TẠI ĐÂY
Do đó, để tránh rơi vào các trường hợp trên gây mất sạch vốn, nhà đầu tư cần theo dõi biến động quy hoạch một cách chính xác. Đảm bảo tài sản an toàn trước khi xuống tiền.
2. Bất động sản đang bị tranh chấp:
Không kiểm tra pháp lý, nhà đầu tư có thể mất sạch vốn nếu bất động sản đang ở trong tình trạng tranh chấp quyền sở hữu.
Cụ thể, khi mua phải tài sản bị ngăn chặn không được giao dịch do đang vướng tranh chấp pháp lý, lúc này các bên sẽ không được ký công chứng hợp đồng mua bán và thực hiện thủ tục đăng bộ sang tên, đồng nghĩa quá trình mua bán sẽ không thể tiếp tục dù đã cọc tiền cho bên bán.
Xem thêm Rủi ro mất trắng tiền tỷ khi không kiểm tra thông tin ngăn chặn
3. Bất động sản chưa đủ điều kiện chuyển nhượng:
Nếu tài sản không có giấy chứng nhận (GCN), xây dựng trái phép, hoặc có vấn đề về quyền sở hữu, giao dịch có thể bị chấm dứt hoặc phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, rất khó giải quyết.
Có thể thấy ở một số trường hợp sau:
- Bất động sản chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Bất động sản không đăng ký, cập nhật biến động khi có thay đổi;
- Bất động sản chưa xin phép xây dựng mà tự ý xây dựng hoặc xây dựng trái phép. Ví dụ trên Sổ hồng, nhà có 2 tầng nhưng ngoài thực tế lại là 3 tầng. Lúc này, các bên không được thực hiện thủ tục đăng bộ sang tên mà phải khắc phục vấn đề bằng cách đóng phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí phải tháo dỡ 1 tầng, đưa về đúng hiện trạng ban đầu thì mới được tiếp tục giao dịch. Ảnh hưởng đến giá trị và kết cấu an toàn của ngôi nhà.
- Chủ thể giao dịch không phải là người có quyền hoặc hạn chế quyền nhưng vẫn giao kết hợp đồng, lúc này có thể phát sinh các vấn đề tranh chấp hoặc lừa đảo;
- Bất động sản là tài sản thừa kế, có yếu tố nước ngoài,…
- Những người thừa kế chưa khai nhận di sản, chưa cập nhật biến động trên sổ.
Đây đều là những trường hợp tiềm ẩn nhiều rủi ro khiến người mua không những không thể hoàn tất giao dịch để sở hữu nhà đất, mà còn đối mặt với nguy cơ mất sạch vốn, bị lừa đảo hàng tỷ đồng.
4. Hợp đồng mua bán sai chuẩn:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, Hợp đồng mua bán bất động sản hiện nay phải được lập thành văn bản công chứng, chứng thực. Nhưng trên thực tế, vẫn còn khá nhiều các trường hợp hợp đồng mua bán được thực hiện dưới dạng giấy tay, không công chứng, thậm chí là cam kết bằng miệng.
Đặc biệt, thời gian gần đây, xuất hiện khá nhiều trường hợp người dân bị lừa đảo mua bán nhà đất thông qua hình thức lập vi bằng.
Để hiểu rõ về vi bằng, xem thêm 5 ĐIỀU QUAN TRỌNG VỀ VI BẰNG TRONG GIAO DỊCH NHÀ ĐẤT CẦN PHẢI BIẾT ĐỂ TRÁNH LỪA ĐẢO, MẤT TÀI SẢN
5. “Né thuế”, khai gian thuế:
Việc “né thuế”, khai gian thuế có thể gây ra hậu quả pháp lý và tài chính nặng nề. Nhiều trường hợp khai giá mua bán để tính thuế thấp hơn giá giao dịch thực tế, khai không đúng với quy định pháp luật dẫn đến các rủi ro tiềm ẩn như: Bị huỷ hợp đồng mua bán; Không cập nhật mua bán được; Thậm chí nếu số tiền kê khai chênh lệch quá lớn, có thể bị gán vào tội trốn thuế, bị cơ quan chức năng truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Chất lượng bất động sản không đảm bảo:
Sai thiết kế, xây dựng không an toàn có thể làm giảm giá trị bất động sản và tạo ra nguy cơ rủi ro cho cư dân.
Khi công nghệ phát triển thì việc mua phải nhà đất không đúng như trên hình ảnh hay quảng cáo là điều không thể tránh khỏi. Có rất nhiều khách hàng là nhà đầu tư đã mua phải bất động sản không đúng với kỳ vọng, kết cấu không bền vững, không đầy đủ hạng mục, sai thiết kế an toàn, chất lượng xây dựng không đáp ứng tiêu chuẩn. Nếu mua để đầu tư, thì điều này khiến cho giá trị bất động sản giảm mạnh, ảnh hưởng đến tính thanh khoản của tài sản và gây thiệt hại nặng nề cho lợi nhuận đầu tư cũng như uy tín của bản thân.
7. Mất trắng vì bị lừa đảo:
Bất động sản giả mạo hoặc giấy tờ không hợp lệ có thể khiến nhà đầu tư mất sạch vốn đã đầu tư. Đây là trường hợp dễ khiến bạn mất trắng khi người bán cố tình thực hiện hành vi lừa đảo mua bán nhà đất.
Đó có thể là việc chủ sở hữu chỉ có một bất động sản nhưng mang đi đặt cọc, giữ chỗ, bán cho nhiều người bằng giấy tay hoặc bằng hợp đồng đặt cọc, hợp đồng ủy quyền, hoặc làm giả giấy tờ nhà đất.
Các thủ đoạn lừa đảo nhà đất ngày càng tinh vi. Những vấn nạn như lừa bán dự án ma, làm giả sổ hồng đang khiến người dân lo ngại, thậm chí có người còn bị lừa mất trắng hàng tỷ đồng.
Như trường hợp của chị P., đã gặp và thỏa thuận mua một căn nhà tại Quận 7 của ông T. giá 3.7 tỷ đồng. Ông T. yêu cầu chị trả trước 1/3 giá trị căn nhà và giao sổ hồng cho chị giữ, sau đó các bên tiến hành làm thủ tục công chứng chứng thực. Do tin tưởng nên chị đã đồng ý. Sau khi nhận tiền và giao sổ, bên bán cao chạy xa bay. Lúc này chị mới biết mình đã bị lừa vì đây là sổ giả. Chị lập tức báo công an về hành vi lừa đảo của ông T. Tuy nhiên, tới nay đã 2 tháng trôi qua nhưng chị vẫn chưa lấy lại được số tiền đã mất.
Xem thêm TẠI ĐÂY
Vì vậy, để giao dịch bất động sản được đảm bảo an toàn và hợp pháp, việc kiểm tra thông tin pháp lý bất động sản là cực kỳ quan trọng.
8. Tra cứu toàn bộ thông tin BĐS tại GNha
Kết luận
Để giảm thiểu rủi ro, nhà đầu tư nên nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá rủi ro một cách tỉ mỉ, và luôn duy trì sự linh hoạt trong chiến lược đầu tư của mình. Nhất định phải kiểm tra tính minh bạch về pháp lý của tài sản trước khi mua bất cứ nhà đất nào. Dù là nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm hay người lần đầu mua nhà, bạn đều có thể đưa ra quyết định hợp lý, an tâm khi xuống tiền.
Hãy nhớ rằng, thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và việc tìm kiếm sự tư vấn của chuyên gia là rất quan trọng trong quá trình mua bán bất động sản.
Về GNha
Với mong muốn tạo nên sự khác biệt và hỗ trợ tối ưu khách hàng cách kiểm tra các thông tin pháp lý, giảm thiểu rủi ro mất tiền tỷ trong quá trình mua bán. GNha mang đến bộ công cụ 5 giải pháp kiểm tra thông tin trực tuyến, chỉ cần ngồi tại nhà cũng có thể biết rõ ràng các thông tin về nhà đất mà bạn đang tìm hiểu. Tại website Gnha.vn hoặc ứng dụng điện thoại Gnha, bạn có thể kiểm tra MIỄN PHÍ 5 thông tin pháp lý nhà đất mà bạn buộc PHẢI BIẾT:
- Thông tin quy hoạch: đất thuộc loại quy hoạch gì, có được xây nhà ở, kinh doanh không, diện tích đất bị quy hoạch là bao nhiêu, diện tích đất còn lại không bị quy hoạch là bao nhiêu, lộ giới quy hoạch bao nhiêu,…
- Thông tin xây dựng: nhà được xây bao nhiêu tầng, được xây bao nhiêu % diện tích đất, có được xây mới hay sửa chữa cải tạo không, có nhân viên chuyên môn xuống kiểm tra hiện trạng thực tế…
- Giá trị của BĐS: giá trị thực tế của tài sản trên thị trường, là cơ sở để tham khảo, thương lượng giữa các bên,…
- Giá khai thuế mua bán: là cơ sở tham khảo để khai thuế khi giao dịch, tránh bị huỷ hợp đồng mua bán, không cập nhật mua bán được, hoặc thậm chí bị gán vào tội trốn thuế
- Thông tin ngăn chặn: chủ sở hữu là ai, của cá nhân hay của các đồng sở hữu, tài sản có được phép giao dịch không, có an toàn không
Lưu ý: Các thông tin trên web và ứng dụng chỉ có giá trị tham khảo, vì việc tổng hợp các thông tin từ hàng ngàn dữ liệu có thể có sự sai lệch. Do đó khi muốn kiểm tra chuyên sâu, có tính chính xác cao nhất, bạn nên liên hệ trực tiếp với GNha. Điều này giúp bạn tránh được những rủi ro và lừa đảo trong quá trình mua bán nhà đất.
Thông tin liên hệ
Trụ sở: 1014 Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh GNha: 931 Hoàng Sa, Phường 11, Quận 3, TP.HCM
Hotline: 1900.58.88.57
Tiktok: https://www.tiktok.com/@gnhavn
Facebook: https://www.facebook.com/giaiphaptaichinhnet
Zalo: 0901627939