5 RẮC RỐI KHI TỰ XIN PHÉP XÂY DỰNG

10 months ago
xin-phep-sua-chua-cong-trinh-nha-o-3.jpeg

Không muốn tốn phí dịch vụ nên nhiều người tự mình thực hiện xin giấy phép. Tuy nhiên, có những rủi ro phức tạp phát sinh mà họ không lường trước được.

I. Tại sao phải xin phép xây dựng?

Hiện nay, không ít người với suy nghĩ rằng: đất là do tôi mua, đã thuộc về tôi, tôi muốn xây dựng hay làm gì đó là việc của tôi, tại sao tôi phải xin phép? Hoặc có nhiều người biết phải xin phép xây dựng nhưng chủ quan vì cho rằng chỉ sửa chữa một ít, cơi nới căn nhà thêm chút thì cũng không sao.
Ví dụ như: xây thêm ban công, xây thêm tầng, cơi nới phía sau nhà thêm vài mét,...

Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng tại Việt Nam, bạn chỉ có quyền sử dụng đất, còn quyền quản lý thuộc về Nhà nước, bởi vậy mọi biến động, hành vi bạn thực hiện trên bất động sản phải được sự cho phép của Cơ quan có thẩm quyền. Hơn nữa, những biến động tài sản trên đất có thể gây ảnh hưởng đến các yếu tố xung quanh như: khu dân cư, đường dây điện, lộ giới giao thông, công trình công cộng,… Chính vì vậy, việc xây dựng của bạn phải tuân theo quy định của từng khu vực và phải được cấp giấy phép bởi Cơ quan Nhà nước trước khi khởi công.

II. Rủi ro khi không xin phép xây dựng

Không xin phép xây dựng có nghĩa là bạn không được Nhà nước công nhận quyền sở hữu tài sản. Nếu chẳng may bị Cơ quan chức năng phát hiện, bạn hoàn toàn có thể bị xử phạt hành chính hoặc cưỡng chế tháo dỡ những hạng mục xây sai phép, không phép.

Ngoài ra, bạn sẽ tốn kém không ít chi phí sửa chữa để đưa nhà về đúng hiện trạng theo sổ hồng.

III. 5 Rắc rối khi tự xin phép xây dựng

Bạn hoàn toàn có thể tự đi xin phép xây dựng, tuy nhiên, nếu không phải là người có kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực này, nhiều khả năng bạn sẽ gặp các rủi ro, vấn đề phức tạp phát sinh khiến bạn tốn nhiều thời gian, chi phí thực hiện:

Nộp hồ sơ không đúng cơ quan: Tùy từng quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình mà việc xin phép xây dựng của bạn được thực hiện tại các cơ quan khác nhau. Nếu không tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi thực hiện, có thể bạn sẽ tốn công đi lại, thời gian nộp và bị rối hồ sơ khi không nộp đúng cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Xin phép vượt hạn mức: Điều đáng nói là trước khi làm hồ sơ xin phép xây dựng, bạn không kiểm tra hoặc không biết hạn mức xây dựng và mật độ xây dựng của nhà bạn là bao nhiêu, chỉ xin theo nhu cầu của bạn. Trong trường hợp nhu cầu xây dựng không phù hợp với quy định của khu vực, bạn sẽ bị trả hồ sơ mà không biết tại sao bị trả.

Bị trả hồ sơ vì lý do vướng quy hoạch: Cũng giống như lý do bên trên, bạn không kiểm tra thông tin pháp lý bất động sản, không kiểm tra quy hoạch trước khi quyết định xin phép xây dựng. Khi nộp hồ sơ và chờ ngày trả kết quả thì nhận được văn bản trả lời rằng không được phép xây dựng do không đủ điều kiện, khiến bạn hoang mang không hiểu lý do vì sao. Theo quy định, quy hoạch ảnh hưởng đến hạn mức xây dựng và mật độ xây dựng của nhà bạn. Một số trường hợp nhà cũ đã xuống cấp nhưng người dân không thể xin giấy phép để xây dựng mới vì nhà nằm trong quy hoạch giao thông. Nếu được cấp phép thì cũng chỉ là giấy phép xây dựng tạm, phải cam kết tháo dỡ nhà khi Nhà nước thu hồi đất và không được đền bù cho phần nhà đã xây.

Bị buộc tháo dỡ: Trường hợp bạn muốn xây thêm tầng, ban công, nhưng bạn không biết rằng nhà trước đó đã xây dựng sai phép (trước đó đã xin phép xây dựng nhưng lại xây sai so với giấy phép). Khi đi nộp hồ sơ thì nhận được văn bản xử phạt vi phạm hành chính và buộc tháo dỡ phần nhà xây sai phép. Đây là trường hợp rất rủi ro khi bạn đã không thực hiện được nhu cầu xin phép xây dựng, mà còn phải tốn thời gian và chi phí cho việc cưỡng chế tháo dỡ.

Bị trả hồ sơ do hồ sơ không hợp lệ hoặc không đủ chứng từ: Mỗi cơ quan, khu vực có thể có nhiều cách làm việc khác nhau nên việc chuẩn bị hồ sơ nào trước, hồ sơ nào sau, liên hệ cơ quan nào trước, cơ quan nào sau cũng là cả một vấn đề. Nếu không đủ kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, bạn khó có thể xử lý một cách nhanh gọn mà trái lại có thể khiến thủ tục phức tạp hơn.

IV. Giải pháp cho vấn đề xin phép xây dựng

Với kinh nghiệm thực hiện hàng ngàn bộ hồ sơ, những rắc rối kể trên không còn là vấn đề quá phức tạp vì GNha mang đến cách thức xử lý tối ưu qua các bước sau:

  • Kiểm tra hạn mức xây dựng và mật độ xây dựng của bất động sản bạn đang có nhu cầu. Đồng thời tư vấn đưa ra hạn mức xin phép phù hợp nhất theo mong muốn của bạn mà vẫn phù hợp với quy định pháp luật;
  • Kiểm tra hiện trạng nhà để xem có bị xây dựng sai phép hay không và đưa ra giải pháp xử lý vấn đề trên trước khi nộp hồ sơ xin giấy phép;
  • Quy trình kiểm tra nhanh chóng, biết kết quả ngay.
  • Hỗ trợ chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo quy định, nộp hồ sơ và thực hiện các thủ tục. Cụ thể, nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện nơi chuẩn bị xây dựng nhà ở và muốn xin giấy phép xây dựng. Sau đó, chờ bộ phận tiếp nhận kiểm tra hồ sơ và lấy giấy biên nhận. Cuối cùng, đến nơi tiếp nhận hồ sơ để nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định.
  • Đối với nhà ở tại đô thị, thông thường trong thời gian 15 ngày sẽ hoàn thành thủ tục theo quy định.

Bạn có thể tự mình kiểm tra hạn mức xây dựng và mật độ xây dựng tại website GNha.vn hoặc ứng dụng điện thoại GNha bằng 4 cách:

  • Nhập số tờ, số thửa.
  • Nhập toạ độ.
  • Định vị vị trí hiện tại.
  • Đặc biệt là kiểm tra bằng cách nhập ĐỊA CHỈ.

Lưu ý: Các thông tin trên web và ứng dụng chỉ có giá trị tham khảo, vì việc tổng hợp các thông tin từ hàng ngàn dữ liệu có thể có sự sai lệch. Do đó, khi có nhu cầu kiểm tra chính xác các thông tin trên, hãy liên hệ GNha để được hỗ trợ cụ thể.

Tags:
DANH MỤC (9)
LIÊN QUAN Xem tất cả