10 CÂU HỎI NÊN BIẾT VỀ DI CHÚC VÀ THỪA KẾ

7 months ago
Thiết kế chưa có tên.png

Để tránh những tranh cãi không đáng có liên quan đến di chúc và thừa kế, bạn và người thân cần biết những câu hỏi thường gặp về di chúc và thừa kế mà khách hàng gửi đến GNha.

1. Di chúc bằng văn bản không công chứng, có được công nhận?

Di chúc bằng văn bản không công chứng, chứng thực chỉ được công nhận khi:

- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép.

- Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

- Di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được lập thành văn bản và được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Trường hợp người bị hạn chế về thể chất hoặc không biết chữ, di chúc chỉ được công nhận khi người làm chứng lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực.

Xem thêm LẬP DI CHÚC TẠI NHÀ NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG?

2. Di chúc miệng có hiệu lực bao lâu?

Theo quy định tại Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015:

- Trường hợp tính mạng một người bị đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

- Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Căn cứ theo khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015:

Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Như vậy, nếu sau 3 tháng, kể từ thời điểm có di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

3. Người để lại di sản lập nhiều bản di chúc, bản nào có hiệu lực?

Theo quy định, di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế và người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào. Do đó, bản di chúc mới nhất sẽ có hiệu lực và những bản di chúc cũ sẽ bị huỷ bỏ.

4. Có được chia thừa kế mảnh đất nằm trong quy hoạch hoặc đang tranh chấp?

Bộ luật Dân sự 2015 định nghĩa, "di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác." Luật không phân biệt di sản đang tranh chấp hay nằm trong dự án.

Như vậy, người được thừa kế có quyền nhận mảnh đất di sản dù đang tranh chấp hay nằm trong quy hoạch. Sau khi nhận, người được thừa kế có quyền và nghĩa vụ tham gia giải quyết tranh chấp hoặc đấu tranh để đòi quyền lợi đối với loại di sản này.

5. Người đã từ chối thừa kế có thể rút lại quyết định của mình?

Pháp luật quy định việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản và những người thừa kế khác. Một khi đã phát sinh hiệu lực pháp lý, quyết định này không thể được rút lại, nhằm đảm bảo sự ổn định và minh bạch trong quá trình phân chia di sản.

6. Con có quyền từ chối thừa kế để tránh trách nhiệm trả nợ?

Theo quy định, con có quyền từ chối nhận di sản của bố mẹ nhưng không được phép từ chối nhận thừa kế để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ thay.

Pháp luật nghiêm cấm con có hành vi từ chối thừa kế để không phải trả nợ. Quy định này được đặt ra nhằm đảm bảo quyền lợi của bên cho vay.

Ví dụ, con được bố mẹ cho thừa kế di sản một tỷ đồng, bố mẹ có khoản vay nợ 2 tỷ đồng, người con phải có trách nhiệm trả nợ một tỷ đồng từ việc thừa kế.

Nếu không nhận được di sản thừa kế, con không có nghĩa vụ trả nợ thay.

7. Có thể cho người ngoài thừa kế toàn bộ tài sản?

Di chúc là ý chí của cá nhân nhằm chuyển một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Nếu người lập di chúc không còn vợ/chồng, cha, mẹ, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động thì có thể để lại toàn bộ di sản cho bất kỳ ai, kể cả thai nhi hay người ngoài.

Trường hợp những người trên còn sống mà không có tên trong di chúc, họ vẫn có quyền được hưởng ít nhất 2/3 suất của một người thừa kế. Phần di sản còn lại sẽ thuộc về người thừa kế theo di chúc. Như vậy, trong trường hợp này, người ngoài chỉ được nhận một phần tài sản thừa kế.

8. Trường hợp không có tên trong di chúc, cha mẹ có được hưởng di sản không?

Nếu con qua đời trước cha mẹ, dù cha mẹ không có tên trong di chúc, họ vẫn có quyền hưởng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật. Điều này bảo đảm quyền lợi cho cha mẹ, đặc biệt khi họ đang ở tuổi già và cần sự hỗ trợ về kinh tế.

Xem thêm TRƯỜNG HỢP NÀO CÓ TÊN TRONG DI CHÚC NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN

9. Con nuôi có quyền hưởng thừa kế không?

Theo quy định của Bộ luật Dân sự, con nuôi thuộc hàng thừa kế thứ nhất và có quyền hưởng di sản bằng với con đẻ. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng khi quan hệ cha mẹ – con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi được xác lập theo quy định pháp luật. Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi của con nuôi và đảm bảo họ được coi như con đẻ trong việc thừa kế di sản.

Xem thêm DỊCH VỤ THỪA KẾ DI SẢN

10. Có tên cùng hộ khẩu sẽ đương nhiên được nhận thừa kế?

Người có tên trong hộ khẩu chỉ là hình thức quản lý hành chính của Nhà nước về cư trú của công dân đảm bảo quyền và nghĩa vụ của công dân, giữ an ninh chính trị, trật tự xã hội tại địa phương.

Trong khi đó, về thừa kế, ngoài người được chỉ định trong di chúc thì người thừa kế theo pháp luật là cá nhân có mối quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản thừa kế.

Nếu người để lại di sản chỉ định ai là người nhận thừa kế theo di chúc thì cá nhân đó sẽ được nhận thừa kế. Còn nếu không có di chúc thì việc chia di sản thừa kế sẽ thực hiện theo hàng thừa kế (chia theo pháp luật).

Việc có tên trong hộ khẩu chỉ là việc cá nhân được đăng ký thường trú trong hộ khẩu đó. Việc này không đồng nghĩa với việc cá nhân đó sẽ đương nhiên là một trong những người thừa kế theo pháp luật hoặc là người được chỉ định nhận di sản theo di chúc.

Lưu ý: trường hợp sổ đỏ ghi “Hộ gia đình”, lúc này cần căn cứ vào hộ khẩu tại thời điểm cấp sổ để xác định những người có quyền đối với tài sản.

Vì vậy, quan niệm người có tên trong cùng hộ khẩu đương nhiên được thừa kế di sản của nhau chỉ đúng trong trường hợp sổ đỏ ghi “Hộ gia đình” mà thôi.

11. Tra cứu toàn bộ thông tin BĐS tại GNha

Lưu ý rằng, các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Việc tìm kiếm sự tư vấn của chuyên gia pháp lý là rất quan trọng trong quá trình lập di chúc, chia thừa kế.

Xem thêm DỊCH VỤ LẬP DI CHÚC

Về GNha

Với mong muốn tạo nên sự khác biệt và hỗ trợ tối ưu khách hàng cách kiểm tra các thông tin pháp lý, giảm thiểu rủi ro mất tiền tỷ trong quá trình mua bán. GNha mang đến bộ công cụ 5 giải pháp kiểm tra thông tin trực tuyến, chỉ cần ngồi tại nhà cũng có thể tìm hiểu rõ ràng các thông tin về nhà đất. Tại website GNha.vn hoặc ứng dụng điện thoại GNha, bạn có thể kiểm tra MIỄN PHÍ 5 thông tin pháp lý nhà đất buộc PHẢI BIẾT:

- Thông tin quy hoạch: đất thuộc loại quy hoạch gì? Có được xây nhà ở, kinh doanh không? Diện tích đất bị quy hoạch là bao nhiêu? Diện tích đất còn lại không bị quy hoạch là bao nhiêu? Lộ giới quy hoạch bao nhiêu?

- Thông tin xây dựng: nhà được xây bao nhiêu tầng? Được xây bao nhiêu % diện tích đất? Có được xây mới hay sửa chữa cải tạo không? Có nhân viên chuyên môn xuống kiểm tra hiện trạng thực tế.

- Giá trị của BĐS: giá trị thực tế của tài sản trên thị trường, là cơ sở để tham khảo, thương lượng giữa các bên,…

- Giá khai thuế mua bán: là cơ sở tham khảo để khai thuế khi giao dịch, tránh bị huỷ hợp đồng mua bán, không cập nhật mua bán được, hoặc thậm chí bị gán vào tội trốn thuế

- Thông tin ngăn chặn: chủ sở hữu là ai? Của cá nhân hay của các đồng sở hữu? Tài sản có được phép giao dịch không, có an toàn không?

Lưu ý: Các thông tin trên web và ứng dụng chỉ có giá trị tham khảo, vì việc tổng hợp các thông tin từ hàng ngàn dữ liệu có thể có sự sai lệch. Do đó khi muốn kiểm tra chuyên sâu, có tính chính xác cao nhất, bạn nên liên hệ trực tiếp với GNha. Điều này giúp bạn tránh được những rủi ro và lừa đảo trong quá trình mua bán nhà đất.

Thông tin liên hệ

Trụ sở: 1014 Trường Sa, Phường 12, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh GNha: 931 Hoàng Sa, Phường 11, Quận 3, TP.HCM

Hotline: 1900.58.88.57

Tiktok: https://www.tiktok.com/@gnhavn 

Facebook: https://www.facebook.com/giaiphaptaichinhnet 

Zalo: 0901627939

Tags:
di chúc
thừa kế
DANH MỤC (9)
LIÊN QUAN Xem tất cả